Monday, 18/11/2024 | 03:44 GMT+7

Đức tăng năng lượng gió nhờ cá đông lạnh

02/05/2010

hông thường nhà kho này cần được giữ lạnh ở mức -20oC nhưng khi các tuốc bin gió của vùng này hoạt động thì nhiệt độ bên trong có thể giảm xuống mức -30oC. Nhiệt độ lạnh hơn mức cần thiết đã giúp nhà kho tiếp tục hoạt động trong lúc năng lượng gió và lượng điện năng tạo ra giảm. Nếu có biện pháp tăng nhiệt độ từ từ thì các thiết bị trong nhà kho vẫn đủ làm đông lạnh cá.

Một trong những vấn đề bất tiện nhất của năng lượng tái tạo là sự thất thường của năng lượng gió và mặt trời. Điều này khiến những nhà quản lý hệ thống năng lượng đau đầu vì khách hàng của họ cần một nguồn điện ổn định và có thể dự trù trước. Ở Đức, vấn đề này càng nghiêm trọng bởi quốc gia này đang dẫn đầu về năng lượng tái tạo, trong đó 7% điện năng đến từ năng lượng gió – một trong những tỷ lệ cao nhất thế giới.

 

Tại Cuxhaven, một thành phố nhỏ ở vùng biến đầy gió phía Bắc nước Đức, một dự án mới đang được triển khai nhằm tìm ra cách kết hợp hai nguồn tài nguyên phong phú của vùng này là gió và cá để giải quyết vấn đề năng lượng tái tạo. Nói cách khác, nguồn phát điện của nước này cần một nơi để tích trữ năng lượng gió và họ đã tìm ra câu trả lời ở những con cá đông lạnh. Dự án mang tên  eTelligence pilot trị giá 27 triệu đô la và được chính phủ Đức hỗ trợ một nửa kinh phí.

 

fish1024.jpg


Một nhà kho có thể tích 155.742 m3 được xây dựng tại cửa sông Elbe mang tên Erwin GOOSS nhận dự trữ cá đánh bắt được từ vùng biển Bắc. Thông thường nhà kho này cần được giữ lạnh ở mức -20oC nhưng khi các tuốc bin gió của vùng này hoạt động thì nhiệt độ bên trong có thể giảm xuống mức -30oC. Nhiệt độ lạnh hơn mức cần thiết đã giúp nhà kho tiếp tục hoạt động trong lúc năng lượng gió và lượng điện năng tạo ra giảm. Nếu có biện pháp tăng nhiệt độ từ từ thì các thiết bị trong nhà kho vẫn đủ làm đông lạnh cá.

 

Tùy theo mùa, các giá đựng cá đông lạnh tích trữ một lượng điện năng đủ để làm lạnh trong vòng một tuần. Giám đốc kỹ thuật của dự án, ông Gunter Krins giải thích rằng: “Không phải chúng tôi dùng ít điện hơn, chúng tôi chỉ sử dụng nó khi giá rẻ hơn thôi.”

 

Ngoài nhà kho ở Cuxhaven còn có Dự án tiên phong khởi động vào tháng 11/2008 với tham vọng kết nối tất cả khách hàng và nhà cung cấp điện thông qua mạng lưới Internet. Hàng trăm đồng hồ thông minh dùng để đo điện năng sử dụng đã được phân phối đến các hộ gia đình và sẽ truyền thông tin đến một máy iPot cầm tay. Nhiều khách hàng tiêu dùng điện lớn như nhà máy xử lý nước thải và các bể bơi đã điều chỉnh lượng điện sử dụng tùy thuộc vào lượng gió. Một mạng lưới thông tin phức tạp đã giúp người dân biết khi nào giá điện năng rẻ và khi nào thì cần tiết kiệm. 

 

Các chuyên gia hi vọng rằng những dự án như eTelligence sẽ giúp nước Đức giảm được vấn đề phung phí năng lượng. Nước này đã ra luật yêu cầu các nhà cung cấp điện giữ ổn định giá thành điện từ gió và mặt trời, nhưng ép năng lượng tái tạo vào một hệ thống ổn định như các nhà máy điện chạy than là một việc rất khó khăn.

 

Ông Oliver Weinmann, chịu trách nhiệm về phát triển của công ty năng lượng Vattenfall cho biết: “Hiện tại chúng tôi phải tắt các tuốc bin gió khi mạng lưới đã đủ điện năng. Điều này có nghĩa là khách hàng vẫn phải trả tiền trong lúc các tuốc bin này không tạo ra điện và việc này thật tốn kém. Chúng tôi cần phải tìm ra một giải pháp để đưa tất cả điện năng có thể tạo ra từ gió vào mạng lưới của mình.”

 

Hồng Nhung theo (nationalgeographic.com)