Tuesday, 19/11/2024 | 13:49 GMT+7
Không chọn môi trường như một đề tài chỉ để viết và để… nổi tiếng, cô còn biết chọn cách sống gần với thiên nhiên hơn và góp phần tiết kiệm năng lượng mỗi ngày.
* Chào Uyên,
- Ở
Trong lòng người VN vẫn còn tồn tại suy nghĩ “chỉ người nghèo mới phải tiết kiệm, ai có khả năng chi trả thì không việc gì làm vậy”. Đó là suy nghĩ cần phải thay đổi.
Mình rất vui khi thấy Việt Nam phát động “Giờ trái đất" nhưng mình chỉ lo: Nếu bạn tắt điện một giờ, nhưng ngày hôm sau vẫn sử dụng ba điện thoại di động, đi xe máy đến một nơi chỉ cách nhà 200m... thì cũng như không. Giờ trái đất chỉ là một phần nhỏ trong một lối sống, lối suy nghĩ lớn. Đừng xem nó như một phong trào, xong rồi thôi.
Ngô Thị Giáng Uyên sinh 1981, Thạc sĩ quản trị kinh doanh ĐH Southampton (Anh), học bổng Chevening, từng là Gíam đốc nhãn hiệu trẻ nhất của tập đoàn đa quốc gia GSK VN khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, đã đi 30 nước, tác giả tập sách Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương, Sống xanh (Nhà xuất bản Trẻ và Tủ sách Tuổi Trẻ xuất bản). |
* Trong cuốn Sống xanh, bạn nhắc mọi người đủ thứ cách để tiết kiệm tài nguyên. Bạn dí dỏm nhắc đồng nghiệp cũ "nhớ là tiết kiệm cho vũ trụ, hành tinh (universe) chứ không phải cho riêng Unilever". Hỏi thật, cái gì và khi nào đã khiến bạn quyết định sống thân thiện cho vũ trụ chứ không chỉ cho riêng mình?
- Khi còn ở VN, mình may mắn được dự nhiều diễn đàn, hội nghị toàn cầu, trong đó có những chương trình về môi trường và phát triển bền vững. Khi sang Châu Âu học và làm việc trong môi trường sống hài hòa, tôn trọng thiên nhiên, lối sống giản dị của người dân đã khiến mình quyết định phải sống và kêu gọi nhiều người sống tốt với môi trường.
* Tôi muốn nghe bạn xác tín lại: bây giờ đây, bạn tắm mỗi lần bao nhiêu lít nước? Như vậy là đã tối thiểu chưa? Còn những "kỷ lục" tương tự nào khác mà bạn đã lập được?
- Trung bình mỗi lần một người tắm vòi sen hết 5,6 lít nước, mình không biết chính xác con số của mình nhưng chắc chắn ít hơn nhiều con số trên, còn nếu muốn đạt kỷ lục tối thiểu chắc phải chịu bị chê “ở dơ”. Nghe không được lãng mạn cho lắm, nhưng khi “chứng kiến” ai tắm lâu mình lại cằn nhằn “Lượng đất trên người có hạn, tắm chi lâu dữ vậy?”
Những “kỷ lục” tương tự của tôi chắc là: 1. số km đi bộ mỗi ngày (trung bình khoảng 5km), 2. số lần mua hàng ủng hộ cơ sở nhỏ, 3. chỉ đổi điện thoại di động khi máy hư không dùng được, hoặc bị móc túi, rọc giỏ.
* Bạn có công nhận là làm cho được những việc này khó chứ chẳng chơi?
- Thay đổi lối sống là một việc không phải ngày một, ngày hai là xong. Mình vẫn hay nói “Không có việc gì khó, chỉ sợ… làm không được”.
Nhưng làm không được cũng phải làm cho được. Ô nhiễm môi trường tại những thành phố lớn ở VN đang ở mức báo động, khí hậu VN đang nóng dần lên. Những “thói quen xanh” bạn có được, trước mắt sẽ tốt cho chính bạn, kế tiếp sẽ tốt cho thế hệ sau và sau nữa. Bởi vậy, vấn đề không phải là muốn có những “thói quen xanh” hay không, mà là cần có. Điều này không chỉ là việc của một vài người trong ngành môi trường.
* Tắt vòi nước khi đánh răng sẽ tiết kiệm 9lít nước mỗi phút? Bạn khuyên thế. Tôi thử nghĩ trong 90 người chúng ta chẳng hạn, có được 9 người làm được những việc như đi xe đạp để không gây ô nhiễm, tắt điện khi ra khỏi phòng... không? Có phải là đã quá muộn để chúng ta bắt đầu cứu trái đất này?
- Hiện giờ, theo suy đoán của tôi, trong 90 người chúng ta có thể chưa đến 9 người làm những việc như vậy.
“Bệnh nghề nghiệp”, tôi lấy ví dụ từ marketing: Mỗi khi có một sản phẩm hoàn toàn mới ra đời, như máy vi tính, sẽ có một nhóm rất ít bỏ ra nhiều tiền mua, họ được gọi là innovators. Sau một thời gian, một nhóm khác đông hơn mua khi máy đã được thử nghiệm, giá rẻ hơn, và họ cần dùng, họ được gọi là early adopters. Sau đó sẽ đông đảo những người mua máy, giá đã rẻ hơn nhiều, gọi là early majority rồi đến late majority. Đến late adopters: chỉ mua máy khi giá đã cực rẻ. Cuối cùng là laggards, những người không tin vào ích lợi của máy, và chỉ mua máy khi… cực chẳng đã.
Giá cả là một trong những yếu tố khiến người ta mua máy. Với môi trường, yếu tố quyết định chính là việc được tạo điều kiện thực hiện việc tiết kiệm và hành vi tiêu dùng. Để ngay cả những công dân e dè nhất, hoài nghi nhất, những laggards, cũng “mua” lối sống thân thiện với môi trường có thể mất vài năm, vài chục năm, vài trăm năm… tùy thuộc vào việc chính phủ quan tâm đến nó đến mức nào.
Không thể kỳ vọng chỉ sau Giờ trái đất hàng chục triệu người Việt sẽ cư xử tốt với môi trường ngay lập tức. Được 5% dân số thực hiện lối sống giản dị, không tiêu thụ nhiều, tiết kiệm năng lượng vào thời gian đầu đã là tốt lắm rồi.
Không bao giờ quá muộn để cứu trái đất. Cả thế giới đang giáo dục ý thức công dân nước mình quan tâm đến vấn đề này hơn, và Việt
* Bạn còn cho rằng “sống xanh” là sống 'tôn trọng bản quyền", sống tự tin không sợ "ế", bước qua lằn ranh thất bại, đọc những kiệt tác của nhân loại, bớt điện thoại và internet... Ý của bạn là có ý thức tích cực trước, tập sống có ngọn nguồn thì chuyện gì cũng ổn, kể cả đó là vấn nạn môi trường?
- Nếu có ý thức tích cực và sống “có hậu” thì chuyện gì cũng có thể giải quyết được, có thể không giải quyết được ngay lập tức nhưng sẽ giải quyết được trong tương lai. Sống có hậu không phải là “thăm và cho tiền”. Mình có viết, “việc thăm và cho tiền đồng bào lũ lụt quan trọng, nhưng quan trọng hơn vẫn là ngăn chặn lũ lụt bằng những biện pháp bảo vệ rừng nghiêm ngặt hơn nữa”, đó chỉ là một trong nhiều ví dụ cho thấy ý thức và các chính sách quan trọng như thế nào.
Ý thức sống tiết kiệm, thân thiện với thiên nhiên có vai trò quan trọng trong thời điểm khó khăn, môi trường xuống cấp, kinh tế suy thoái, các giá trị văn hóa đảo lộn... Nhưng ngay cả khi kinh tế ổn định, môi trường tốt trở lại, vẫn phải tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa, chứ không phải khi mọi thứ đã tốt thì ngưng.
* Cuối cùng, như từng thú nhận, bạn vẫn chưa trồng được cái cây nào, bữa nay thì sao?
- Mình chưa trồng được cây nào “cao lớn huy hoàng”, nhưng đang tập trồng hoa. Ở Châu Âu cuối tháng Ba bắt đầu mùa xuân, thời điểm mình gieo hạt và trồng cây con để vào hè có hoa hướng dương, oải hương và kim ngân.
Tất nhiên mình không hoàn hảo, ngay cả một số điều chính mình viết, mình vẫn chưa thực hiện được: vẫn sử dụng hóa chất cho các sản phẩm tẩy rửa thay vì vật liệu thiên nhiên, thỉnh thoảng vẫn phải đi máy bay khi du lịch hoặc công tác, và tệ nhất: đôi khi vẫn đọc tin giựt gân trên Internet.
Nhưng quan trọng vẫn là mình ý thức được điều không đúng và có cách khắc phục nó.
* Xin cám ơn Uyên
(Nguồn: Báo Tuổi trẻ Online)