Saturday, 23/11/2024 | 12:35 GMT+7

Chương trình hiệu quả năng lượng Hungari

04/08/2010

Bằng cách đưa ra các sản phẩm tài chính, xây dựng năng lực cho các định chế tài chính và các bên xây dựng dự án, Chương trình hiệu quả năng lượng Hungari giúp các cơ quan và tổ chức có thể đầu tư tốt hơn vào lĩnh vực hiệu quả năng lượng. Đây là lần đầu tiên một công cụ bảo lãnh được sử dụng cho nguồn vốn cho vay nâng cao hiệu quả năng lượng.

Chương trình hiệu quả năng lượng Hunggari (HEECP) becó mục tiêu là phát triển bền vững lĩnh vực cho vay thương mại tại Hungari nhằm cải thiện hiệu quả năng lượng trong một số ngành của đất nước này. Chương trình do Tổ chức tài chính quốc tế IFC, Ngân hàng Thế giới và Quỹ môi trường toàn cầu GEF đồng cung cấp vốn.


Bằng cách đưa ra các sản phẩm tài chính, xây dựng năng lực cho các định chế tài chính và các bên xây dựng dự án, Chương trình hiệu quả năng lượng Hungari giúp các cơ quan và tổ chức có thể đầu tư tốt hơn vào lĩnh vực hiệu quả năng lượng. Đây là lần đầu tiên một công cụ bảo lãnh được sử dụng cho nguồn vốn cho vay nâng cao hiệu quả năng lượng.


 hungary-budapest-parlament.jpg


Tại chương trình này, IFC đã đi tiên phong trong việc sử dụng các cơ chế bảo lãnh. Các thỏa thuận Hỗ trợ bảo lãnh (GFA) cho các giao dịch hiệu quả năng lượng được thực hiện với các định chế tài chính địa phương. Sau đó, các hợp đồng được triển khai riêng rẽ cho từng giao dịch ngay khi bắt đầu. Mỗi hợp đồng có quy định giới hạn trách nhiệm giao dịch, trong trường hợp vỡ nợ, IFC sẽ thanh toán bảo lãnh ngay lập tức để họ bắt đầu quá trình phục hồi.

 

Các khoản bảo lãnh ban đầu tập trung vào đối tượng là các định chế tài chính tuy nhiên qua nhu cầu thực tế, khách hàng chủ yếu là các công ty năng lượng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có liên quan đến cung cấp thiết bị, lập dự án và cung cấp dịch vụ hiệu quả năng lượng. Ở HEECP các định chế tài chính có thể giảm thiểu chi phí giao dịch do không phải làm việc trực tiếp với khách hàng. Chương trình cũng cho phép giải quyết vấn đề thế chấp và đảm bảo nguồn tiết kiệm của các dự án hiệu quả năng lượng.

 

HEECP gồm 3 giai đoạn. Ở giai đoạn 1, Chương trình đã huy động được trên 5 triệu USD. Sang đến giai đoạn 2, mức huy động đã lên tới gần 13 triệu USD trong đó các khoản vốn vay tự huy động chiếm đến 95% thị trường cho vay nâng cao hiệu quả năng lượng Hunggari. Chính những kết quả khả quan từ giai đoạn đầu đã khiến Chương trình thu hút được sự quan tâm của Quỹ ủy thác của Áo và Hà Lan khiến mức bảo lãnh tối đa được giảm từ 50% xuống 35% và phí bảo lãnh tăng nhẹ để đi sát hơn với tình hình thực tế.

 

Ở giai đoạn 1, đến cuối năm 2006, trong danh mục tài chính trị giá 55 triệu USD mà Chương trình hiệu quả năng lượng Hunggari cho vay hỗ trợ trực tiếp đã có 17 triệu USD cho vay có bảo lãnh trong tổng số các khoản đầu tư nâng cao hiệu quả năng lượng trị giá 93 triệu USD. Tổng số dự án thực hiện là 331 và 1500 hợp đồng bán lẻ gas. Bên cạnh đó Chương trình đã cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho hơn 30 giao dịch và phát triển đưa ra thị trường 5 sản phẩm tài chính chuyên dụng. HEECP I kéo dài đến hết 2008 trong khuôn khổ dự án Thương mại hóa tài chính hiệu quả năng lượng của IFC.


 toa nha quoc hoi Hunggari.jpg


Toà nhà quốc hội Hunggari


Đến giai đoạn 3, HEECP có thêm danh mục nhà chung cư, một quỹ dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và một số chương trình năng lượng tái sinh. Những thay đổi chính trong giai đoạn này bao gồm cơ chế thông qua các khoản tín dụng nhằm khuyến khích phát triển các sản phẩm hiệu quả năng lượng chuẩn và xây dựng danh mục cho vay. Thành công đầu tiên là sản phẩm tài chính nâng cao hiệu quả năng lượng nhà chung cư do Ngân hàng Raiffeisen phát triển.

 

Giám đốc IFC tại Hunggari cho biết, đóng góp chung của HEECP vào sự phát triển của thị trường tài chính hiệu quả năng lượng ở Hunggari đã vượt xa những tác động trực tiếp của các loại hình bảo lãnh. Chương trình đã hỗ trợ mở rộng thị trường hiệu quả năng lượng đến nhiều người sử dụng mới cũng như thúc đẩy sự phát triển của công nghệ mới và sản phẩm tài chính mới. Thành công đặc biệt của hình thức cho vay mới này chính là nâng cao hiệu quả sử dụng năng lương tại các tòa nhà chung cư và các dự án chiếu sáng công cộng.

 

Vượt xa mục tiêu ban đầu là giảm rủi ro tín dụng và giảm chi phí giao dịch trong hoạt động đầu tư hiệu quả năng lượng, Chương trình hiệu quả năng lượng Hunggari còn chứng minh một điều rằng ngành tài chính thương mại có thể cung các vốn ngày một tăng cho các dự án hiệu quả năng lượng. Nơi nào có thị trường tài chính phát triển mạnh như Hunggari, ở đó các cơ chế bảo lãnh vốn vay có thể là hướng đi nhằm đạt hiệu quả cao về sử dụng năng lượng.

 

Hùng Linh