-
Ngày 9/3/2022, đoàn công tác của Cục Năng lượng Đan Mạch và Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam đã làm việc với lãnh đạo Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) về tiến độ và kế hoạch triển khai các hoạt động thuộc Hợp phần 3 của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch giai đoạn 2020-2025 (Chương trình DEPP3).
-
Ngày 4/3/2022, trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch giai đoạn 2020-2025 (Chương trình DEPP3), đoàn chuyên gia Đan Mạch đã làm việc với Công ty Điện lực (PC) Đắk Lắk nhằm chia sẻ một số kinh nghiệm trong quản lý vận hành nguồn năng lượng tái tạo.
-
Ngày 2/3/2022, đoàn công tác của Cục Năng lượng Đan Mạch do ông Rune Duban Grandal làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (EVNNLDC) nhằm trao đổi kinh nghiệm trong vận hành các nguồn điện năng lượng tái tạo (NLTT) trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch (DEPP3).
-
Chương trình đối tác năng lượng Việt Nam - Đan Mạch giai đoạn 2020-2025 (DEPP 3) đánh dấu bước phát triển tiếp theo trong quan hệ hợp tác đối tác giữa hai nước trong lĩnh vực năng lượng, trên cơ sở kế thừa và tiếp nối những thành công đã đạt được từ DEPP 2 (giai đoạn 2013-2020). Mục tiêu tổng quát của Chương trình là hỗ trợ Việt Nam xây dựng lộ trình phát triển carbon thấp cho ngành năng lượng, góp phần cụ thể hóa cam kết đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam (NDC) theo Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, nâng cao mục tiêu NDC và tăng cường các giải pháp liên quan vào năm 2025.
-
Ngày 28 tháng 10 năm 2021, đã diễn ra Lễ ký kết Hiệp định giữa hai Chính phủ về Hợp tác phát triển trong Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch giai đoạn 2020 – 2025.
-
Cùng với các hoạt động của Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong những năm gần đây, tại Việt Nam, thị trường các công ty dịch vụ năng lượng (ESCO) đang từng bước phát triển với những tiềm năng không nhỏ. Những mô hình hoạt động ESCO thành công của Đan Mạch là kinh nghiệm tốt cho Việt Nam.
-
Chính phủ Đan Mạch cam kết tài trợ ODA không hoàn lại 60,29 triệu Krone, tương đương 8,96 triệu USD cho Việt Nam thực hiện Dự án “Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam - Đan Mạch giai đoạn 2020-2025”, Chương trình DEPP3.
-
Chương trình Hợp tác đối tác năng lượng Việt Nam - Đan Mạch là một trong những công cụ hữu hiệu góp phần thực hiện được mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của Việt Nam.
-
Bên lề hội nghị thường niên của LHQ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp với với Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen. Ông nhấn mạnh sự thành công của Chương trình Hợp tác đối tác năng lượng (DEPP) giữa Việt Nam - Đan Mạch. Chương trình DEPP III (2020-2025) hiện đang được hai nước đẩy mạnh triển khai.
-
Hàng loạt công nghệ tiên tiến, hiện đại của hãng F.L.Smith - Đan Mạch được Công ty CP Xi măng Tân Thắng áp dụng vào sản xuất tại Nhà máy Xi măng Tân Thắng đã giúp đơn vị này tiết kiệm điện tới 30%, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp.
-
Doanh nghiệp vừa ký kết hợp tác với hai đối tác Bỉ và Đan Mạch nhằm phát triển các dự án về năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
-
Các nhà khoa học Đan Mạch mới đây đã phát triển một thuật toán có thể giúp giảm đáng kể mức tiêu thụ tài nguyên của các máy chủ máy tính trên thế giới. Nhóm tác giả đã trình bày về nghiên cứu này tại hội thảo uy tín về lý thuyết máy tính STOC 2021.
-
Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch (Chương trình DEPP) do Chính phủ Đan Mạch tài trợ được Bộ Công Thương triển khai thực hiện từ năm 2017 đến năm 2020 với tổng nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại là 21,6 triệu Cua-ron Đan Mạch, tương đương 3,15 triệu đô la Mỹ.
-
Trong những năm vừa qua, Bộ Công Thương và Đại sứ quán Đan Mạch đã phối hợp triển khai nhiều hoạt động phát triển cac-bon thấp, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNL TK&HQ) trong lĩnh vực công nghiệp. Phóng sự ghi lại một cách chi tiết các nội dung đã triển khai và kết quả đạt được, giúp xây dựng một bức tranh tổng quan hơn về tiến trình thực hiện SDNL TK&HQ trong lĩnh vực công nghiệp theo chủ trương Chỉ thị 20.
-
Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh).
-
Mới đây, Cục Năng lượng Đan Mạch đã phối hợp Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) tổ chức hội thảo trực tuyến thảo luận hướng phát triển điện gió ngoài khơi ở Việt Nam. Hội thảo là hoạt động trong khuôn khổ chương trình hợp tác đối tác giữa Việt Nam và Đan Mạch trong lĩnh vực năng lượng.
-
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam 2019 (EOR19) đã đưa ra và chứng minh những kịch bản phát triển của ngành năng lượng của Việt Nam, cũng như lộ trình phát triển có chi phí thấp và bền vững với kết quả lớn về giảm phát thải CO2 mà Việt Nam có thể chọn lựa.
-
Mục tiêu của Chương trình DEPP là hỗ trợ triển khai ứng dụng rộng rãi các cơ hội chuyển đổi carbon thấp, tối ưu về chi phí trong hệ thống năng lượng tại Việt Nam
-
Từ ngày 19/10/2018 đến ngày 20/10/2018 Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Vương quốc Đan Mạch theo lời mời của Thủ tướng Vương quốc Đan Mạch Lars Løkke Rasmussen và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác vì Tăng trưởng Xanh và các Mục tiêu Toàn cầu 2030 (P4G) tại Copenhagen.
-
Chiều ngày 5/2/2018, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng đã trao kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển ngành Công Thương Việt Nam” cho bà Charlotte Laursen - Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam.