-
Trong khi nhiều đơn vị làm điện năng lượng mặt trời bằng cách nhập thiết bị từ nước ngoài về lắp đặt thì kỹ sư Trịnh Quang Dũng, Phòng Phát triển công nghệ điện năng lượng mặt trời, Viện Vật lý TPHCM cùng cộng sự đã nghiên cứu chế tạo thiết bị ngay trong nước. Thành công này đã đưa Việt Nam là nước thứ 6 làm chủ công nghệ điện mặt trời nối lưới thông minh tại châu Á.
-
Trong bối cảnh thiếu điện như hiện nay, câu hỏi đặt ra là, tại sao không khai thác nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) từ mặt trời và gió ở từng hộ gia đình tại VN? Tiềm năng về năng lượng gió tại VN, theo ước tính mới nhất của Ngân hàng Thế giới, có khoảng 513.360MW (1 MW = 1.000 kW), tương đương với 200 lần công suất của thủy điện Sơn La - nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á.
-
Quân đội Mỹ đang hiện thực hóa những cam kết về sử dụng năng lượng mặt trời và các loại nhiên liệu thay thế với 2 dự án thí điểm công nghệ mạng lưới điện thông minh siêu nhỏ. Những đường dây điện này có thể hoán đổi năng lượng với các mạng lưới điện mặt trời và các nguồn năng lượng khác để giảm chi phí, tăng cường công tác hậu cần và giảm thiểu các nguy hiểm cho binh lính có thể phát sinh từ việc vận chuyển nhiên liệu hóa thạch.
-
Sở Công thương tỉnh Quảng Bình cho biết, tại xã vùng cao Thượng Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình), Công ty Schneider Electric Việt Nam (Tập đoàn Schneider Electric Cộng hòa Pháp) đầu tư xây dựng một trạm điện năng lượng mặt trời phục vụ đồng bào dân tộc Ma Coong.
-
Chiều qua Trung tâm y tế TP Tam Kỳ (Quảng Nam) đã chính thức vận hành mô hình bệnh viện “điện mặt trời (ĐMT) nối lưới” đầu tiên ở VN. Công trình có tổng giá trị trên 720 triệu đồng, trong đó Chính phủ Tây Ban Nha hỗ trợ 50%, Viện Vật lý TP.Hồ Chí Minh 160 triệu đồng, số còn lại UBND TP.Tam Kỳ đầu tư.
-
ENN Solar Energy là nhà sản xuất mô-đuyn năng lượng mặt trời hiệu suất cao sử dụng khớp nối tiếp đôi silicon hàng đầu thế giới. Dòng sản phẩm phim mỏng Applied SunFab của hãng đã đạt được hiệu suất 9,2%. Với hiệu suất này, mỗi mô-đuyn phim mỏng siêu lớn 5,7 m2 có thể sản xuất hơn 500W điện sạch, cho phép người dùng có thể dễ dàng xây dựng những nhà máy điện mặt trời quy mô lớn với chi phí thấp.
-
Công ty năng lượng mặt trời Conergy của Đức cho biết sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất năng lượng Mặt Trời lớn nhất Đông Nam Á tại Ayutthaya, cách thủ đô Bangkok của Thái Lan khoảng 70km về phía Bắc.
-
Tọa lạc tại vùng Andalusia, Tây Ban Nha, tòa tháp thương mại điện mặt trời đầu tiên của thế giới xuất hiện trên đường chân trời như một chiếc cột khổng lồ. Vào những buổi sáng nhiều mây, mặt trời vẫn chiếu sáng hơi nước và bụi trong không khí tạo nên những chùm tia màu trắng xung quanh tòa tháp cao 115 m, tương đương với một ngôi nhà 14 tầng.
-
Người phát ngôn Tập đoàn năng lượng EDF của Pháp, ông Jean-Marc Dall'Aglio, ngày 2/3 cho biết tập đoàn này sẽ xây dựng một nhà máy điện lớn nhất thế giới chạy bằng năng lượng Mặt Trời tại Toul - Rosieres, căn cứ không quân bỏ hoang của NATO, gần thành phố Metz thuộc vùng Lorraine, miền Đông nước Pháp.
-
Thay cho những tấm pin mặt trời truyền thống phải đặt trên mặt phẳng, tốn diện tích, các kiến trúc sư đã đưa ra một ý tưởng mang tính cách mạng: đó là loại bóng SunHope, có thể thu nắng trên bất kỳ địa hình nào.
-
Dựa trên hai báo cáo mới nhất về điện Mặt Trời công bố tại Hội nghị Kế hoạch Mặt Trời khu vực Địa Trung Hải diễn ra ở Tây Ban Nha, Giám đốc điều hành IEA Nobuo Tanaka dự đoán các công nghệ quang điện Mặt Trời (PV) và điện Mặt Trời tập trung (CSP) sẽ có sự phát triển rõ rệt trong những thập kỷ tới.
-
Với một chai nước uống và 4 giờ hấp thụ ánh nắng mặt trời, chuyên gia hóa học Dan Nocera thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) khẳng định ông có thể sản xuất 30 kWh điện, đủ cung cấp cho một gia đình tại quốc gia đang phát triển. Với khoảng 3 gallon nước sông (khoảng 0,01 mét khối), ông có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng của một ngôi nhà lớn tại Mỹ.Cơ sở cho những tuyên bố này là một chất xúc tác mới, rẻ tiền sử dụng điện mặt trời để tách nước và tạo ra hydrogen.
-
Ngân hàng phát triển Châu Á ADB vừa tuyên bố kế hoạch phát triển năng lượng mặt trời thông qua việc bơm 9 tỷ đô la vào thị trường khu vực nhằm tạo ra 3000 MW điện mặt trời trong vòng 3 năm tới.
-
Trong năm nay, Trung Quốc có kế hoạch tăng công suất năng lượng mặt trời lên 1000 MW từ mức 400MW công suất hiện tại. Tuy nhiên, con số này vẫn còn khiêm tốn so với tổng công suất 13000 MW trên toàn thế giới.
-
Lần đầu tiên tại Việt Nam, TS. Lê Hoàng Thị Tố và nhóm cộng sự của Công ty Đức Anh Quân (Q. Phú Nhuận, TP.HCM) nghiên cứu thực hiện thành công giải pháp kỹ thuật “Mái nhà điện mặt trời nối lưới”.
-
Báo cáo mới đây của Hiệp hội ngành năng lượng mặt trời Hoa Kỳ SEIA cho biết ngành này đang tăng trưởng đều đặn và California vẫn là bang đi đầu trong lĩnh vực năng lượng mặt trời. California tạo ra tổng sản lượng điện mặt trời hàng năm là 1102 MW, áp đảo đối thủ đứng liền kề là bang New Jersy chỉ với 128 MW và bỏ xa sản lượng điện của tất cả các bang khác gộp lại.
-
“Trang trại năng lượng mặt trời” nằm ở Sanlucar La Mayor, gần Seville, phía bắc ở Tây Ban Nha, là nơi hội tụ nhà máy điện mặt trời thương mại đầu tiên của châu Âu và nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới.
-
SunEdison, một chi nhánh của tập đoàn MEMC Electronic Materials, đã triển khai một dự án phát triển và xây dựng nhà máy năng lượng điện mặt trời ở Đông Bắc I-ta-li-a, gần thị trấn Rovigo. Nhà máy này có công suất 72 Megawatt (MW). Đây sẽ là nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất ở châu Âu
-
EADS Astrium - một công ty nghiên cứu không gian lớn nhất Châu Âu đang tìm kiếm đối tác để cùng tiến hành thí nghiệm trạm điện năng lượng mặt trời không gian trên quỹ đạo.
-
Một công ty thiết bị viễn thông của Ấn Độ đang triển khai các trạm thu phát sóng di động sử dụng 50 watts từ nguồn năng lượng mặt trời.