-
Thượng viện Mỹ ngày 27/5 đã đề xuất ra luật mở rộng tín dụng thuế cho các công ty lắp đặt trạm nạp điện cũng như người mua xe điện. Luật này sẽ chỉ đạo Bộ Năng lượng tài trợ 800 triệu USD để hỗ trợ các trạm nạp nhằm đáp ứng 700 000 xe điện trong vòng sáu năm tới.
-
Ngày 17/6, Quốc hội Thụy Điển đã thông qua một dự luật về xây dựng các lò phản ứng hạt nhân mới thay thế cho các lò phản ứng hạt nhân đã lỗi thời ở nước này.
-
Sau gần ba năm công phu nghiên cứu, phân tích, tổ công tác đã xây dựng được bộ khung của Luật Luật SDNL TK&HQ. Sau đó, Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều hội thảo, trưng cầu ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, doanh nghiệp, người dân và qua nhiều lần chỉnh sửa. Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII, Luật đã được thông qua với 12 Chương, 48 Điều.
-
Sáng 25/5, Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về Dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đây là một luật mới và có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đất nước trong điều kiện các nguồn năng lượng đang cạn kiệt như hiện nay. Vì vậy, thực hiện như thế nào để luật thực thi có hiệu quả, ngăn chặn được sự lãng phí năng lượng là vấn đề được các đại biểu đặt biệt quan tâm.
-
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gary Locke nói rằng Mỹ có thể tụt lại sau Trung Quốc và các nước khác trong lĩnh vực công nghệ năng lượng sạch nếu Quốc hội Mỹ không thông qua dự luật về năng lượng.
-
Vào tháng 11 năm 2008, quốc hội Mexico đã thông qua Luật sử dụng năng lượng tái tạo và tài trợ năng lượng tái tạo, hướng dẫn chi tiết từng bước để thực hiện chính sách năng lượng sạch cấp liên bang.
-
Sau rất nhiều nỗ lực của các chuyên gia chiếu sáng công cộng, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế (GEF, UNDP), lần đầu tiên hệ thống đô thị mới có một văn bản pháp luật về quản lý chiếu sáng "bảo hộ" (Nghị định về quản lý chiếu sáng đô thị). Theo đó, chiếu sáng đô thị được nhìn nhận từ khâu quy hoạch, tổ chức, đầu tư phát triển, quản lý vận hành, đến trách nhiệm các bên liên quan, đều được làm rõ.
-
Trong phiên thảo luận tại hội trường chiều nay (24/11) về Dự án Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, đa số ý kiến phát biểu đều bày tỏ sự đồng tình với việc cần thiết phải ban hành Luật. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một biện pháp hàng đầu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia; đồng thời cũng là một trong những biện pháp quan trọng để bảo vệ môi trường và ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra và ảnh hưởng nghiêm trọng, lâu dài tới sự phát triển bền vững của Việt Nam, tuy nhiên, dự luật cần phải được sửa đổi, bổ sung thì mới đảm bảo được tính thực tiễn.
-
Chiều ngày 7/11, thay mặt Chính phủ, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã đọc Tờ trình dự án Luật Sử dụng năng lượng TK&HQ trước Quốc hội. Đây là dự thảo Luật đã được xây dựng công phu qua nhiều lần lấy ý kiến của các bộ ngành, cơ quan liên quan. Dự thảo Luật này Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo. Tiếp đó, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Đặng Vũ Minh cũng đã đọc Báo cáo thẩm tra dự Luật này.
-
Thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2009 và hỗ trợ công tác thẩm tra Dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trình Quốc hội, đoàn công tác gồm 10 đồng chí đại diện Ủy ban khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp đã có chuyến khảo sát kinh nghiệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Trung Quốc
-
Để nâng cao hiệu quả của sử dụng năng lượng tại các doanh nghiệp, Dự thảo Luật Tiết kiệm năng lượng và hiệu quả đã đề xuất áp dụng một số chính sách ưu đãi như miễn, giảm thuế, hỗ trợ đầu tư… và cho phép các chương trình, dự án tiết kiệm năng lượng do các doanh nghiệp thực hiện được vay vốn ưu đãi từ các Ngân hàng Phát triển, Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ, Quỹ đổi mới công nghệ quốc hỗ trợ, Quỹ môi trường… Ông Nguyễn Đình Hiệp, Chánh Văn phòng Tiết kiệm năng lượng - Bộ Công Thương đã nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với Báo Người đại biểu nhân dân Thứ bảy.
-
Ngày 8 tháng 9 năm 2009 tại Văn phòng Quốc hội, 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Thường trực Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã tổ chức hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Hội nghị do ông Đặng Vũ Minh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội chủ trì với sự tham dự của đại diện lãnh đạo Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội chuyên trách, Thứ trưởng thường trực Bộ Công Thương, Ông Bùi Xuân Khu cùng đại diện Ban soạn thảo dự án Luật.
-
Thuật ngữ “Feed-in Tariffs “ (FiT) có từ những năm 70 của thế kỷ trước, khi nói đến phát triển năng lượng tái tạo (NLTT). Thuật ngữ này đã được dùng ở châu Âu, Hoa Kỳ và hiện nay trên toàn thế giới. Về nguồn gốc ngữ nghĩa của FiT là từ tiếng Đức “Stromeinspeisungsgesetz (StrEG)” là luật cung cấp điện vào lưới điện của nước Đức, ban hành năm 1991 và được Anh ngữ hoá thành “electricity feed law” (luật bán điện vào lưới) và tiếp theo là sự ra đời của “feed-in tariffs”.
-
Trong khuôn khổ Chương trình xây dựng văn bản pháp luật của Quốc hội, sáng 15 tháng 7, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, 35 Ngô Quyền Hà Nội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
-
Nữ dân biểu đảng Dân Chủ ở San Diego này đã đưa ra một dự thảo luật theo đó đòi hỏi tất cả các căn nhà mới ở tiểu bang California bắt đầu từ năm 2020 phải đáp ứng điều kiện “net zero” về số năng lượng tiêu thụ, nghĩa là căn nhà sẽ phải có khả năng tiết kiệm năng lượng cao và cũng phải sản xuất đủ số năng lượng cần thiết để trả lại số lượng điện nhận được từ hệ thống phân phối điện.
-
Dựa vào quy luật phát triển tự nhiên về chiều cao và chu vi của cây, cậu học sinh lớp 9 người Ukraina tên là Alexay Streliaev đã nghĩ ra cách để có thể lấy điện năng từ chính quy luật phát triển này.
-
Dự kiến Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ được trình Quốc hội thông qua vào năm 2009. Sự kiện này sẽ tạo cơ sở pháp lý mạnh mẽ thúc đẩy nhận thức và trách nhiệm của doanh nghiệp và người dân về sử dụng năng lượng tiết kiệm trước nguy cơ giá thành tăng cao và thiếu hụt trầm trọng về năng lượng. Đồng thời cũng là đòn bẩy tạo ra một ngành kinh tế mới về hiệu quả sử dụng năng lượng
-
Sáng ngày 20/02, Thứ trưởng Bộ Công Thương - Phó Ban soạn thảo Luật Sử dụng năng lượng TK&HQ Đỗ Hữu Hào đã có buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Doãn Thọ về các nội dung quy định sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực giao thông vận tải tại Dự Luật.
-
Sáng 17/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức Toạ đàm góp ý Dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
-
Ngày 4/12, tại trụ sở Bộ Công Thương, Ban soạn thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã họp bàn về các bước cần thực hiện trong thời gian tới nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng của Dự Luật. Cuộc họp do Bộ trưởng Bộ Công Thương - Trưởng Ban soạn thảo Vũ Huy Hoàng chủ trì.