-
Với nguồn chất thải nông nghiệp phong phú như trấu, thân, lá cây… các nhà khoa học đã tìm được lời giải cho việc giải quyết tình trạng khan hiếm năng lượng, góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường.Lò đốt gas trấu, củi từ phế thải - phụ phẩm nông nghiệp và điện từ biogas là những sản phẩm nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam.
-
Giờ đây,”khẩu vị” sáng tạo của các nhà thiết kế đang hướng vào chuột và bàn phím máy tính, những thứ đang ngày càng trở nên nhỏ gọn hơn, kiểu cách hơn và tiết kiệm năng lượng hơn. Microsoft và Logitech đã hòa trộn công nghệ thân thiện với môi trường cùng các thiết kế nhằm tiết kiệm không gian vào những sản phẩm chuôt và bàn phím mới của mình.
-
Theo báo New York Times, tại châu Âu và Mỹ, than dường như đã qua thời hoàng kim khi sản lượng tiêu thụ giảm mạnh từ 5 năm trước, một phần do suy thoái kinh tế, một phần do những quy định khắc khe của luật môi trường, cũng như phụ thuộc vào khí tự nhiên và năng lượng tái tạo. Trong khi đó, tại các cảng biển ở Mỹ, Canada, Australia, Indonesia, Colombia và Nam Phi, tàu xếp hàng “ăn” than để đưa sang châu Á gần như làm việc liên tục.
-
Đây là những trăn trở của ông Casey Lauer, giám đốc năng lượng và môi trường của K – state. Đây cũng đang là một chủ đề ngày càng được nhiều người tranh luận và Lauer là mọt trong rất nhiều người trong khu học xá đang cố gắng tìm ra cách giúp trường đại học có thể tiết kiệm tiền thông qua việc cắt giảm tiêu thụ năng lượng. Tại cuộc thảo luận Forum Hall của hội sinh viên K – State vào thứ 2 vừa qua, Lauer và mọi người đã cùng nói với nhau về chủ đề bảo toàn năng lượng này.
-
Với đặc thù là nằm trên địa bàn TP Huế có số lượng dân cư đông, trong khi việc chăn nuôi lại thải ra nhiều chất thải có mùi hôi gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình, các hộ dân xung quanh cũng như cảnh quang môi trường, nên việc xây dựng hầm chứa biogas là một giải pháp tối ưu. Không những bảo vệ được môi trường, hệ thống hầm biogas còn giúp gia đình tiết kiệm được một khoảng chi đáng kể từ việc phải sử dụng gas, củi hoặc điện lưới.
-
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã tăng nguồn hỗ trợ lên 200 triệu đô la để khuyến khích khu vực tư nhân tại Trung Quốc tham gia vào cơ sở vật chất phân phối nguồn gas tư nhiên tại nước này. Theo ADB, dự án này sẽ là động lực thúc đẩy, giúp chính phủ Trung Quốc cắt giảm sử dụng than đá và gia tăng sử dụng và cung ứng trên diện rộng nguồn khí gas tự nhiên – một loại nhiên liệu sạch và tốt hơn đối với môi trường.
-
“Công nghệ thủy điện tích năng, một giải pháp hữu ích tái tạo năng lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao”, đại diện Tập đoàn ALSTOM - Thụy Sĩ khẳng định tại Hội thảo Kỹ thuật thủy điện tích năng, tổ chức ngày 18/11, tại Hà Nội. Theo đó, công nghệ này ít tác động đến môi trường do không phải xây đập ngăn sông cho nước dâng cao thành một hồ chứa lớn như các nhà máy thủy điện thông thường.
-
Sự lên ngôi của việc làm “xanh” (việc làm trong lĩnh vực môi trường) cũng khiến thứ bậc của nhiều trường ĐH đào tạo về ngành môi trường cũng được nâng lên. Các trường này đang ngày càng thu hút sinh viên vào học. Bên cạnh đó các hoạt động, hội thảo về bảo vệ môi trường cũng được tổ chức nhiều hơn. Kể từ khi ông Obama trở thành Tổng thống Mỹ năm 2009, việc làm “xanh” được chính phủ quan tâm hơn.
-
Có nhiều nguyên nhân khiến Chính phủ nên đặt ưu tiên hàng đầu cho phát triển ngành khí như: doanh thu, kinh tế, môi trường, an ninh năng lượng, sản xuất điện… Theo báo cáo “Xây dựng khung phát triển ngành khí Việt Nam” của Ngân hàng Thế giới mới được công bố thì qui mô của ngành khí tự nhiên của Việt Nam sẽ tăng lên gấp 3 lần nếu đạt được các mục tiêu Chính phủ đề ra. Đến năm 2025, ngành khí phải đảm bảo khai thác đủ lượng tiêu thụ lên mức 24 tỷ m3/năm.
-
Dòng sản phẩm lợp mái tiết kiệm năng lượng ban đầu bao gồm một hệ thống sản xuất năng lượng mặt trời, các sản phẩm thông gió và cách nhiệt độc đáo, và tấm lợp ván bằng thép và nhôm. Theo Chủ tịch công ty - Todd Miller, "Chúng tôi mang đến những sản phẩm cho phép chủ nhà đầu tư và cải thiện ngôi nhà hiện tại của họ, một cách có lợi cho môi trường xung quanh."
-
Thứ 5 vừa qua, website truyền thông đại chúng đã thực sự kêu gọi sự quan tâm tới trang Green của mình trên Facebook và nhấn mạnh những nỗ lực của họ trong việc cắt giảm tiêu thụ năng lượng và kêu gọi mọi người hãy làm theo. Cùng lúc này, Facebook cũng nói rằng nó cũng đã được nhận tham gia nhóm nghiên cứu các giải pháp năng lượng số (the Digital Energy Solutions Campaign) nhằm tìm kiếm các cách thức sử dụng công nghệ thông tin trong công cuộc đấu tranh chống lại biến đổi khí hậu.
-
Khoàng 8 tháng kể từ ngày xăng E5 xuất hiện trên thị trường, khá nhiều người chuyển sang sử dụng loại xăng này. Bên cạnh tính kinh tế, chọn xăng E5 còn vì tính thân thiện với môi trường.
PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Cơ khí động lực, Trưởng phòng thí nghiệm động cơ đốt trong, ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết: "Tính thân thiện môi trường của xăng sinh học xuất phát từ đặc tính của Ethanol có trong loại xăng này. Ethanol được chiết xuất từ các loại thực vật như ngô, sắn, mía hay cellulose như rơm rạ, vỏ trấu…Ethanol có khả năng phân hủy sinh học nên thân thiện hơn với môi trường."
-
Các nước đang phát triển hối thúc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) có biện pháp khuyến khích sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình trong các lĩnh vực như điện nguyên tử, y tế, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường. Lời kêu gọi trên được đưa ra trong bối cảnh Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đang triệu tập cuộc họp để đánh giá báo cáo đầu tiên của Tổng Giám đốc IAEA Yukiya Amano, kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 9/2009.
-
Năm nay, thủ đô Thụy Điển vừa giành được danh hiệu “Thủ đô xanh của châu Âu” do Ủy ban châu Âu phong tặng, xét trên chiến lược chống ô nhiễm môi trường mà chính quyền thành phố này đã triển khai từ năm 1990. Chiến lược này đã giúp Stockholm giảm được 25% lượng khí thải CO2 tính trên đầu người.
-
Thời điểm này ngành năng lượng Mặt Trời ở Mỹ có thể đang ở giai đoạn phôi thai nhưng nhiều tổ chức hoạt động môi trường và quan chức trong ngành công nghiệp ở Mỹ tin rằng đến năm 2025 số lượng dự án năng lượng Mặt Trời sẽ gia tăng đáng kể.
-
Nhật Bản ưu tiên hỗ trợ Việt Nam phát triển bốn lĩnh vực: kinh tế, xã hội, môi trường và nâng cao năng lực quản trị. Những hỗ trợ này dựa theo kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam với mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020. Đó là khẳng định của ông Kenzo Oshima, Phó Chủ tịch thường trực của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) trong cuộc họp với báo giới chiều ngày 10-11, sau bốn ngày thăm và làm việc tại Việt Nam
-
Sân bay quốc tế Denver không chỉ là một trong số những sân bay đẹp nhất thế giới mà nó còn nổi tiếng vì bãi đỗ xe "xanh".
-
Kết quả kiểm toán năng lượng cho thấy, thực hiện các giải pháp hiệu quả năng lượng mỗi năm cơ sở này có cơ hội tiết kiệm chi phí 126 triệu đồng thông qua việc giảm tiêu thụ 135 nghìn Kwh/năm. Đồng thời, các giải pháp cũng giúp doanh nghiệp giảm trên 84 nghìn tấn C02 ra môi trường. Qua tính toán cơ sở này cần đầu tư trên 210 triệu đồng, tổng thời gian thu hồi vốn là 20 tháng.
-
Ngày 01/11, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã khởi động sáng kiến “30 giải pháp trong 30 ngày” nhằm kêu gọi thế giới hành động chống biến đổi khí hậu.
Sáng kiến trên được đưa ra trước thềm Hội nghị cấp cao Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, dự kiến diễn ra tại thành phố Cancun, Mexico từ ngày 29/11 đến ngày 10/12 tới.
-
Công ty Toyota Việt Nam vừa trao 300 triệu đồng cho 3 ý tưởng đoạt giải cao nhất cuộc thi “Ý tưởng xanh 2009” để giúp chủ nhân các dự án triển khai thực hiện vào thực tế. Đó là các dự án "toitietkiem.com-giải pháp tiết kiệm điện năng và bảo vệ môi trường” của Phạm Ngọc Thắng; dự án “Bê tông gáo dừa” của Nguyễn Tấn Khoa; dự án “Nâng cao nhận thức về môi trường và biến đổi khí hậu cho cộng đồng ngư dân thông qua sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam” (thí điểm tại Nam Định) của Trần Thị Xuân Thủy. Các thí sinh này chủ yếu là sinh viên.