-
Năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời được đánh giá là nguồn năng lượng tích cực góp phần giảm gánh nặng về năng lượng trong bối cảnh các nguồn năng lượng truyền thống đang ngày cạn kiệt. Tuy Việt Nam đã sớm tiếp cận với việc khai thác tận dụng năng lượng tái tạo song cho đến nay các nguồn năng lượng này vẫn còn khá xa lạ. Nguyên nhân chính được nêu ra là vướng mắc về giá.
-
Việt Nam được xếp hạng nhất nhì Đông Nam Á về lượng nắng, nhưng hiệu quả khai thác nguồn tài nguyên này ở ta chưa tương xứng. Nhiều chuyên gia khoa học khẳng định, nước ta đang bước quá chậm trên con đường sử dụng năng lượng tái tạo.
-
Hiện nay, có tới 90% người Đan Mạch coi năng lượng gió là ưu tiên số một trong các nguồn năng lượng tái tạo. Việc đơn giản hóa tối đa quá trình cấp giấy phép cho các dự án cũng là một chìa khóa của thành công. Việc chuyển giao công nghệ năng lượng gió mang lại cho Đan Mạch đến 10% tổng lượng xuất khẩu.
-
Trên thị trường đang xuất hiện hàng loạt vật liệu xây dựng đáp ứng được tiêu chí ngôi nhà “xanh” từ tấm lợp, gạch xây, gỗ nhân tạo, điện năng lượng tái tạo, các chất chống thấm vô cơ cho đến các loại sơn thân thiện với môi trường.
-
Vùng Poitou-Charentes, một trong 22 vùng của nước Pháp, vừa thông qua dự án phát triển năng lượng tái tạo có khả năng cung cấp 30% nhu cầu về năng lượng từ nay đến năm 2020, với tổng số vốn đầu tư lên đến 9,5 tỷ euro
-
Theo Bộ Công Thương, hiện trạng ứng dụng phong điện (điện gió) – một trong những nguồn năng lượng tái tạo quan trọng ở Việt Nam, hiện mới ở dạng ban đầu, với tổng công suất lắp đặt khoảng 9 MW, trong đó 7,5 MW đã nối lưới nhưng chưa có giá bán. Các turbine nhỏ quy mô gia đình (150-200 W) chủ yếu lắp đặt ở khu vực ngoài lưới.
-
Ngay sau phiên khai mạc, ngày 22/7, Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 28 đã thông qua Chương trình hành động chung về hợp tác năng lượng ASEAN 2010-2011 trên các lĩnh vực: Kết nối đường ống dẫn khí ASEAN, Kết nối lưới điện ASEAN; Hợp tác về than; Năng lượng tái tạo; Bảo tồn và sử dụng năng lượng hiệu quả.
-
Hiện tại Đức thu được 16% tổng điện năng từ gió, mặt trời và các nguồn năng luợng có thể tái tạo khác, cao hơn gấp ba lần so với cách đây 15 năm. “Việc chuyển đổi hoàn toàn sang dạng năng lượng tái tạo vào năm 2050 là khả thi nhờ vào các thành tựu kĩ thuật và sinh thái học” và “đây là một mục tiêu rất thực tế có căn cứ vào những công nghệ sẵn có, nó không phải là một chiếc bánh trên trời!”, chủ tịch Cục Môi trường Liên bang Jochen Flasbarth khẳng định.
-
Được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo sạch khá dồi dào, nhưng ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo vẫn ở bước đầu chập chững và còn nhiều hạn chế ở Việt Nam. Theo “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050”, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2007, mục tiêu hướng tới của các nguồn năng lượng mới và tái tạo vẫn còn ở mức khiêm tốn (đạt tỉ lệ khoảng 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp đến năm 2010 và 11% vào năm 2050)
-
Một báo cáo cho biết tốc độ xây dựng mới các nguồn năng lượng tái tạo tiếp tục bỏ xa tốc độ của các nhà máy điện nhiên liệu hóa thạch tại châu Âu và Mỹ trong năm 2009.Nghiên cứu dưới sự hậu thuẫn của Liên Hợp Quốc cho biết năng lượng tái tạo đã chiếm 60% công suất phát điện mới ở châu Âu. Và ở Mỹ, điện tái tạo chiếm hơn một nửa công suất được xây dựng mới năm ngoái.
-
Ngày 16/7, Ban Chuẩn bị dự án Điện hạt nhân và Năng lượng tái tạo phối hợp Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận tổ chức hội thảo về điện hạt nhân. Hội thảo nhằm cung cấp thông tin cơ bản về kế hoạch tổng thể thực hiện dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận; phổ biến các văn bản liên quan; báo cáo việc triển khai thực hiện dự án di dân, tái định cư và cơ chế phối hợp thực hiện dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Hiện nay, nghiên cứu, phát triển công nghệ sạch đang rất được quan tâm, chú trọng, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, thể hiện qua các chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Cụ thể, đã có 2 đề tài liên quan đến năng lượng mặt trời được chọn trong Chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia 2011 – 2015 vừa công bố mới đây.
-
Năng lượng mặt trời, một nguồn năng lượng tái tạo không chỉ giúp giảm chi phí sử dụng năng lượng và bảo tồn những cây Bách xù cổ thụ, mà còn là một nguồn bền vững giúp cải thiện tình hình kinh tế xã hội và chất lượng cuộc sống của địa phương tại những ngôi làng hẻo lánh.
-
Với 3 lĩnh vực tập trung chính là bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái tạo, hơn 2 năm qua, dự án hợp tác Việt Nam và Nhật Bản - “Đối thoại chính sách về kế hoạch viện trợ xanh” (GAP) đã góp phần tích cực giúp Việt Nam trong công tác đào tạo, tăng cường quản lý năng lượng.
-
Cơ quan phát triển năng lượng tái sinh Ấn Độ ( Viết tắt là IREDA) là doanh nghiệp trực thuộc Chính Phủ đi tiên phong trong việc cho vay và thúc đầu tư trong lĩnh vực năng lượng như năng lượng tái tạo, hiệu quả năng lượng và công nghệ môi trường phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.
-
Cơ quan Môi trường Liên bang của Đức vừa cho biết nước này có thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2050 và trở thành cường quốc công nghiệp đầu tiên của thế giới từ bỏ thói quen sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
-
Bộ công nghiệp Tây Ban Nha đã thỏa thuận với hai nhóm vận động hành lang năng lượng tái tạo quan trọng là Hiệp hội Năng lượng gió và Hiệp hội quang điện, nhằm giảm thuế quan đặc biệt cho các trang trại gió và các nhà máy nhiệt mặt trời.
-
Chính phủ liên bang Hoa Kỳ vừa hoàn thành một tòa nhà văn phòng tự túc năng lượng lớn nhất nước, với hy vọng các nhà phát triển bất động sản sẽ theo hướng đi này. Tòa nhà Hỗ trợ nghiên cứu có diện tích 2,06 ha được xây dựng trên khu đất của Phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo Quốc gia trực thuộc Bộ Năng lượng ở Golden, bang Colorado. Hơn 800 nhân viên sẽ làm việc tại đây khi tòa nhà chính thức khánh thành vào cuối tháng 8.
-
Hôm qua, tại TP Hồ Chí Minh, Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Dragon Capital đã ra mắt quỹ đầu tư cấp khu vực đầu tiên về năng lượng tái tạo, sản xuất nước sạch và xử lý chất thải tại Việt Nam.
-
Mặc dù Tổng sơ đồ phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) Việt Nam giai đoạn đến 2015, tầm nhìn 2025 đã được Viện Năng lượng Việt Nam xây dựng, đang chờ Thủ tướng phê duyệt. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng đã gặp nhiều khó khăn và có nhiều luồng ý kiến khác nhau. Phóng viên Bản tin TKNL đã có cuộc trao đổi với TS Phạm Khánh Toàn – Viện trưởng Viện Năng lượng Việt Nam để hiểu thêm về vấn đề này.