-
Trong bối cảnh thiếu điện như hiện nay, câu hỏi đặt ra là, tại sao không khai thác nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) từ mặt trời và gió ở từng hộ gia đình tại VN? Tiềm năng về năng lượng gió tại VN, theo ước tính mới nhất của Ngân hàng Thế giới, có khoảng 513.360MW (1 MW = 1.000 kW), tương đương với 200 lần công suất của thủy điện Sơn La - nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á.
-
Phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo thuộc cơ quan năng lượng Hoa Kì (NREL) vừa qua đã phát triển một quy trình điều hòa không khí mới với tiềm năng sử dụng ít năng lượng hơn so với các hệ thống hiện tại và đặc biệt giảm bớt tác động nóng lên toàn cầu.
-
Thực hiện kế hoạch thông tin đại chúng về điện hạt nhân năm 2010, Ban chuẩn bị đầu tư dự án Điện hạt nhân và Năng lượng tái tạo đã tổ chức cho 30 cán bộ lãnh đạo của tỉnh Ninh Thuận kiến tập, tham quan Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.
-
Từ ngày 13 đến 20/6, đoàn công tác của Tập đoàn tài chính SVA do ông Nguyễn Minh Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc, dẫn đầu đã có các buổi làm việc với các đối tác Đức và châu Âu nhằm tiếp cận những công nghệ sản xuất năng lượng tái tạo tiên tiến.
-
VEA sẽ làm việc với các tỉnh có tiềm năng về năng lượng tái tạo và một số bộ ngành để triển khai thí điểm một số dự án chiếu sáng bằng nguồn năng lượng mặt trời kết hợp với năng lượng gió; tiến hành đo gió, đo nắng ở một số khu vực và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng gió, năng lượng mặt trời và năng lượng tái tạo.
-
Kỹ thuật về điện hạt nhân đang ngày càng phát triển, Việt Nam cần liên tục cập nhật kỹ thuật mới, trong đó quan trọng nhất là khâu xử lý chất thải, tái sử dụng nguyên liệu.
-
Với khoảng trên 200 nguồn nước nóng có nhiệt độ từ 40-100oC, năng lượng địa nhiệt được nhận định là một trong những nguồn năng lượng tái tạo đầy tiềm năng của nước ta.
-
Ban điều hành Thế vận hội Olympic đang tính đến khả năng sử dụng quang năng và sinh khối các tùy chọn sau dự án xâ dựng các tuabin gió tại chỗ. Chủ công trình Công viên Olympic Luân đôn đã làm lại từ đầu để tìm một hệ thống năng lượng tái tạo phù hợp sau khi rất nhiều hồ sơ cho việc lắp đặt một tua bin gió tại Stratford đã bị loại.
-
Ấn Độ là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới do vậy nhu cầu về điện năng tiêu dùng hiện tại và trong tương lai của nước này rất lớn. Để có thể đáp ứng nhu cầu, nước này đang tích cực phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió.
-
Nếu một quốc gia có nguồn ngân sách khổng lồ nhưng tài nguyên đất đai hạn hẹp: vậy thì nguồn năng lượng tái tạo nào có tiềm năng lớn nhất? Giáo sư trường ĐH Rutgers, Clinton Andrews và các đồng nghiệp đã thử nghiệm một số ý tưởng và đưa ra những vấn đề gây bất ngờ. Họ vạch ra những giới hạn rõ ràng về một số công nghệ, đáng chú ý là nhiên liệu sinh học, rồi đưa ra kết luận rằng khó khăn lớn hơn cả đối với năng lượng tái tạo và đất đai là địa điểm được chọn khai thác năng lượng đặc biệt là đường truyền dẫn.
-
Các nguồn nhiên liệu hóa thạch và nguyên liệu thô dần cạn kiệt, giá nguyên, nhiên liệu tăng... Ứng phó với tình trạng đáng lo ngại này không gì khác hơn là phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như: năng lượng mặt trời, nhiên liệu sinh học, năng lượng từ gió, nước và từ các nguồn địa nhiệt.
-
Những quy định mới cho phép các nhà máy năng lượng tái tạo tăng doanh thu và do đó giảm đáng kể thời gian hoàn vốn. Các nhà máy điện năng lượng tái tạo không những được bán điện với mức thuế ưu đãi mà còn có thể tách riêng lợi ích từ việc bán điện với lợi ích về môi trường của dự án mang lại.
-
An Giang nằm ở Đồng bằng sông Cửu Long, lượng rơm rạ phát sinh một năm của tỉnh An Giang là hơn 3,5 triệu tấn, lượng trấu phát sinh ước tính hơn 640.000 tấn/năm. Trấu thải ra từ các nhà máy xay lúa đang là vấn đề môi trường bức xúc của tỉnh.
-
Bộ trưởng Bộ Môi trường Đức Norbert Roettgen cho biết dự án Alpha Ventus - có tổng chi phí 250 triệu euro (332 triệu USD) này do nhà cung cấp năng lượng hàng đầu Đức EON, Vattenfall Europe - một công ty con của tập đoàn năng lượng Thụy Điển và EWE làm chủ đầu tư, sẽ mở đường cho thời kỳ của năng lượng tái tạo. Trong đó, mục tiêu của kế hoạch là đạt công suất 25.000MW điện vào năm 2030.
-
Ngân hàng thế giới (WB) mới đây đã khuyến cáo Trung Quốc và Đông Nam Á cần tăng thêm 1600 tỷ USD đầu tư vào năng lượng tái tạo nhằm làm chậm tốc độ tăng khí thải nhà kính trong vòng 20 năm tới.
-
Vào tháng 11 năm 2008, quốc hội Mexico đã thông qua Luật sử dụng năng lượng tái tạo và tài trợ năng lượng tái tạo, hướng dẫn chi tiết từng bước để thực hiện chính sách năng lượng sạch cấp liên bang.
-
Tiết kiệm và tăng hiệu suất sử dụng năng lượng tạo ra phương hướng để có thể bù đắp phần nhu cầu năng lượng còn lại bằng các hệ thống năng lượng mới được quản lý thông minh và sử dụng năng lượng tái tạo. Thủ thuật là kết hợp nhiều nguồn năng lượng và đạt đầu ra tối đa với đầu vào tối thiểu.
-
Theo thống kê mới đây nhất của Thạc sỹ Nguyễn Minh Việt (Viện Thủy điện và Năng lượng tái tạo) trong khuôn khổ triễn lãm ENEREXPO Việt Nam 2010, hiện tại, thủy điện nhỏ và vừa chiếm khoảng 40% tổng công suất của hệ thống. Trên cả nước đã có khoảng 800 dự án thủy điện vừa và nhỏ được quy hoạch, trong số đó có trên 200 nhà máy đã và đang triển khai
-
Bắt đầu từ năm nay, với tiêu chí đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay theo các điều kiện tín dụng được duyệt và thời gian lắp đặt trang thiết bị không quá 2 năm (tính từ năm 2010), các dự án đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo sẽ được cho vay tối đa 85% tổng mức đầu tư với mức vay tối thiểu dự kiến khoảng 1 triệu USD với thời gian vay tối đa 20 năm và 5 năm ân hạn.
-
Tuy không đạt được mục tiêu chung, nhưng Hội nghị Copenhagen cũng ký kết được một thỏa thuận khu vực: chia sẻ nguồn năng lượng tái tạo chung. Công việc bắt đầu triển khai từ đầu năm 2010.