Tuesday, 19/11/2024 | 09:44 GMT+7
Ấn Độ là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất
thế giới do vậy nhu cầu về điện năng tiêu dùng hiện tại và trong tương lai
của nước này rất lớn.
Để có thể đáp ứng nhu cầu, nước này đang tích cực phát
triển các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió. Thêm nữa,
các nhà máy phát điện sinh khối cũng đang được đầu tư để sản xuất điện và
nhiệt lượng từ việc phân hủy các chất hữu cơ thực vật.
Ngoài giải pháp xây dựng các hệ thống điện trên phạm vi quốc gia, các nước mới nổi như Ấn Độ có thể đưa năng lượng tái tạo đến các địa phương nhờ “mạng lưới điện thông minh” vận hành bằng phần mềm.
Chương trình Nâng cao hiệu quả năng lượng quốc gia của
Ấn Độ với sự trợ giúp của công ty GE, Mỹ được thiết kế nhằm giải quyết vấn đề
lãng phí năng lượng. Theo đó các công ty cung cấp năng lượng buộc phải tìm cách
đưa điện đến với những người dân chưa từng sử dụng nguồn năng lượng thiết yếu
này cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp.
Chính phủ liên bang Ấn Độ và chính quyền từng bang đang dọn đường cho năng lượng tái tạo đột phá thông qua chính sách giá hấp dẫn, các phương án lựa chọn vốn vay dành cho nhà cung cấp và các lợi ích từ việc khấu hao tài sản cố định theo giá trị sử dụng hàng năm.
Bộ Năng lượng Ấn Độ đã đặt mục tiêu quốc gia triển khai mạng lưới điện đến tất cả người dân vào năm 2012. Năm 2008, số dân sử dụng điện chiếm 65%. Nguồn điện năng truyền thống chiếm 66% và 33% là điện tái tạo. Đạt được mục tiêu trên thông qua phát triển điện năng tái tạo sẽ là một thách thức đối với Ấn Độ.
Đối với nước này, biện pháp huy động vốn để xây thêm nhà máy
phát điện khó có thể cải thiện được hoạt động của các công ty năng lượng nhà
nước. Thay vào đó, các biện pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của các nhà máy
hiện tại được xem là khả thi hơn. Công ty GE đang hợp tác với một số nhà cung
cấp điện trong việc hiện đại hóa và tăng vòng đời của các máy móc thiết yếu nhờ
các công nghệ cải tiến. Một nhà máy điện dùng khí gas công suất 100 MW sau khi
được cải tiến có thể tăng công suất lên 120 MW.
Một giải pháp tiềm năng nữa là tái sử dụng các sản
phẩm phụ của quá trình phát điện. Ví dụ nhiệt năng sinh
ra khi sản xuất điện được dùng để đun nóng nước hoặc
làm nóng các máy móc khác có thể giúp tăng hiệu suất của nhà máy lên 70%.