-
Với định hướng phát triển nhiên liệu sinh học, Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) đang tập trung phát triển hệ thống phân phối, đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng để đến cuối năm nay có khoảng 400 cửa hàng trên cả nước nhằm cung cấp khoảng 50.000m3 xăng sinh học Ethanol E5 ra thị trường.
-
Siêu tụ điện thường được sử dụng trong pin mặt trời nhằm thu năng lượng một cách nhanh chóng từ mặt trời. Tuy nhiên, loại vật liệu chúng sử dụng vừa đắt tiền, lại không bền vững. Trong khi đó, than sinh học là nguồn thay thế xanh và rẻ. Nó là sản phẩm phụ của quá trình nhiệt phân trong sản xuất nhiên liệu sinh học. Việc sử dụng nhiên liệu sinh học tăng lên sẽ kéo theo sự gia tăng lượng than sinh học.
-
Theo ông Nguyễn Phú Cường - vụ phó Vụ Khoa học công nghệ Bộ Công thương, thực hiện đề án phát triển nhiên liệu sinh học được Thủ tướng phê duyệt năm 2007, bộ đang soạn thảo, chuẩn bị trình Thủ tướng quy định lộ trình bắt buộc sử dụng nhiên liệu sinh học.
-
Chính phủ Brazil sẽ cấp khoản tín dụng trị giá 22,1 tỷ USD trong giai đoạn 2011-2014 cho việc phát triển các dự án về nhiên liệu sinh học thông qua Ngân hàng nhà nước về phát triển kinh tế và xã hội (BNDES).Quốc gia Nam Mỹ này đứng đấu thế giới về sản xuất ethanol từ mía đường với sản lượng hàng năm lên đến 11 tỷ lít.
-
Các nước G8 vừa đi đến thống nhất nội dung bản hướng dẫn sản xuất nhiên liệu sinh học đầu tiên. Tiêu chuẩn do Global Bioenergy Partnership công bố sẽ áp dụng chính sách sản xuất, sử dụng nhiên liệu sinh học và sinh khối mà không gây ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu và giá thực phẩm.
-
Ðể xây dựng và hình thành thị trường NLSH các DN kiến nghị Chính phủ và Bộ Công thương khẩn trương xây dựng lộ trình lưu thông xăng E5, chậm nhất đến năm 2013, toàn bộ lượng xăng tiêu thụ trong nước là xăng E5. Việc công bố quyết định này là cơ sở để các DN kinh doanh xăng sinh học có đủ thời gian, chủ động đầu tư cải tạo hệ thống kho tàng, phương tiện vận chuyển và hệ thống phân phối đưa sản phẩm đến người tiêu dùng.
-
Bộ Công Thương, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước ngành Công nghiệp và Thương mại trong nhiều năm qua đã đề xuất và thực hiện nhiều chương trình/đề án nhằm thúc đẩy sản xuất và thương mại bền vững như: Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006- 2015, Đề án phát triển nhiên liệu sinh học giai đoạn đến năm 2015 tầm nhìn 2020, Đề án Phát triển ngành công nghiệp môi trường và Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2015 tầm nhìn 2020.
-
Ðể thực hiện định hướng, kế hoạch sản xuất NLSH, ngày 5-1-2011, PVN đã có văn bản kiến nghị Bộ Công thương báo cáo Chính phủ sớm ban hành lộ trình bắt buộc sử dụng NLSH trên toàn quốc, đề nghị có sự tham gia của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh, phân phối xăng, dầu trong nước, đặc biệt là Petrolimex. Từng bước nâng tỷ lệ pha chế ethanol trong xăng lên 10 % sau năm 2013 và có chính sách về xuất khẩu ethanol.
-
Sau hơn 3 tháng vận hành thử nghiệm, xưởng thực nghiệm năng lượng sinh học đã cho ra lò mẻ cồn đầu tiên từ rơm rạ với hiệu suất đạt 5% - 100kg rơm rạ ban đầu cho 21 lít cồn 97%.
Cồn này sẽ được tiếp tục chưng cất để cho ra cồn tinh khiết 99,6% làm nhiên liệu cho động cơ. Đây là xưởng sản xuất nhiên liệu sinh học có công suất khoảng 80 lít nhiên liệu thành phẩm /tháng.
-
Trong 3 dự án Nhà máy SXNL sinh học đang được thực hiện thì Lãnh đạo tập đoàn đánh giá cao nhất Dự án NM SXNL sinh học Bình Phước. Việc cho đến thời điểm này dự án đang được thực hiện với tiến độ ổn định và vượt so với dự kiến khoảng 5%, chi phí phát sinh đang ở mức thấp và đang được các bên tham gia kiểm soát tốt.
-
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) sẽ trao các khoản hỗ trợ nghiên cứu cho năng lượng sinh học và các sản phẩm sinh học nhằm phát triển hơn nữa các dự án mang tính bền vững. Sau quá trình lựa chọn, các dự án được lựa chọn sẽ thực hiện triển khai các hệ thống sản xuất nhiên liệu sinh học mang tính bền vững ở ngay tại địa phương.
-
Theo tin từ Washington, Tổ chức Năng lượng thế giới IEA dự đoán rằng nhiên liệu sinh học sẽ tạo ra giá trị sản lượng từ 11 tới 13 nghìn tỷ USD trong giai đoạn 2010-2015 và tỷ lệ nhiên liệu sinh học trên tổng số nhiên liệu dùng cho vận tải toàn thế giới sẽ tăng từ mức 2% hiện nay lên 27% trong năm 2050.
-
Quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học thông thường đòi hỏi các thao tác xử lý khác nhau, ví dụ như sử dụng nhiệt độ và áp suất cao để phá vỡ sinh khối. Giảm được những thao tác này sẽ giúp giảm giá thành vận chuyển nhiên liệu lỏng sản xuất từ các cây nguyên liệu chứa ligno-xenluloza như cây bạch dương. Hiện tại, cây dương đang là ứng viên hàng đầu trong việc lựa chọn nguyên liệu sản xuất sinh khối để chuyển hóa thành nhiên liệu sạch.
-
Ông Mark Wigmosta, nhà thủy văn học của PNNL, trưởng nhóm tác giả cho biết: “Tảo là một trong những chủ đề nóng tại các cuộc thảo luận về nhiên liệu sinh học gần đây, nhưng cho tới nay, chưa có ai xem xét một cách kĩ lưỡng những khả năng mà Mỹ có thể tạo ra, lượng đất và nước nó cần. Nghiên cứu này mang lại những cơ sở nền tảng và ước tính ban đầu, nhằm cung cấp thông tin cần thiết một cách tốt hơn cho những quyết định về năng lượng tái tạo”.
-
Theo một nghiên cứu mới đây của Stanford, trồng các loại cỏ lâu năm phục vụ sản xuất nhiên liệu sinh học có thể giúp giảm nhiệt độ mặt đất tại khu vực đó. Nghiên cứu này được công bố trên mạng 0của tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS), tiếp bước các sáng kiến cấp liên bang trong việc đưa Mỹ thoát ra khỏi tình trạng sử dụng liệu hóa thạch bằng cách tăng cường sản xuất ethanol.
-
Trong công cuộc tìm kiếm một loại nhiên liệu sinh học hoàn hảo, rất nhiều công ty và các tổ chức chính phủ đang cùng chạy đua nhằm khám phá ra “điều thần kì” trong sản xuất nhiên liệu sinh học giá rẻ và hiệu quả. Tảo, men bia, vi khuẩn đều đã được sử dụng để vào quá trình chuyển hóa nhiên liệu, thậm chí là C02, thành các loại nhiên liệu sinh học có thể sử dụng được, ví dụ như ethanol hay diesel sinh học.
-
Bộ trưởng Môi trường Đức Norbert Rottgen đã tới tham dự hội nghị về nhiên liệu sinh học E10 giữa chính phủ liên bang Đức và những nhà lãnh đạo trong ngành công nghiệp dầu mỏ. Hội nghị được tổ chức ở Berlin, tập trung bàn thảo vấn đề vì sao người dân Đức không sử dụng loại xăng mới, thân thiện với môi trường.
-
Đây là phát biểu của đại sứ Brazil tại Pakistan Alfredo Laoni trong chuyến thăm Viện Công nghiệp và Thương mại Rawalpindi. Ông nhấn mạnh rằng Brazil sẵn sàng hỗ trợ các thương nhân địa phương và các nhà công nghiệp trong thời kì khủng hoảng năng lượng của Pakistan.
-
Viện khoa học quốc gia Australia đang phối hợp cùng với các trường đại học hàng đầu trong một dự án nghiên cứu trị giá 8,3 triệu dolla Australia(178 tỷ VND) sử dụng enzim sản xuất nhiên liệu sinh học từ cây khô. Dự án nằm trong kế hoạch của Nhóm năng lượng chuyển đổi thuộc Tổ chức nghiên cứu Khoa học & Công nghiệp nhằm tìm kiếm cách thức hữu hiệu dùng cây khô sản xuất năng lượng bền vững cung cấp cho xe hơi, xe tải, thậm chí máy bay.
-
GS Caltex vừa phát triển được một loại pin Li cứng, dạng màng mỏng. Công ty này được thành lập trên cơ sở đầu tư của hãng GS (Hàn Quốc) và Chevron (Mỹ) với lĩnh vực kinh doanh chính là lọc dầu. Bên cạnh đó, công ty cũng hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo như sản xuất pin nhiên liệu, nhiên liệu sinh học, các vật liệu dùng cho tụ điện cao cấp và pin dạng màng mỏng.