-
Sự kiện “Tắt đèn” hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2022 sẽ chính thức được diễn tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước vào lúc 20h30-21h30 ngày 26/3/2022. Đây là một chiến dịch thường niên có quy mô toàn cầu do WWF - Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên khởi xướng và là năm thứ 13 Việt Nam tham gia hưởng ứng Chiến dịch này.
-
Việt Nam và thế giới đang trải qua những thử thách chưa từng thấy về dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu... Thông qua chiến dịch Giờ Trái Đất 2022, Bộ Công Thương và Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên - WWF Việt Nam, kêu gọi mọi người dân, tổ chức, cơ quan hãy cùng hành động để kiến tạo tương lai bền vững cho chính chúng ta và các thế hệ kế cận.
-
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển năng lượng xanh, sạch, bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên còn là sự chủ động định hướng dài hạn của Chính phủ.
-
Tiến trình thúc đẩy nền kinh tế không carbon tại châu Á đã tạo ra thời cơ không thể thuận lợi hơn để các công ty điện gió châu Âu tăng cường đầu tư vào thị trường này.
-
Tối 26/03/2022, 63 tỉnh, thành của Việt Nam sẽ hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất bằng hành động biểu trưng tắt đèn và giảm thiểu sử dụng các thiết bị điện trong 1 giờ từ 20h30 đến 21h30.
-
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản số 1052/EVN-TT+KD ngày 4/3/2022 về việc phối hợp tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ trái đất 2022.
-
Chiều 15/3, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã tiếp ông Honna Hitoshi, Chủ tịch kiêm Giám đốc đại diện Tập đoàn Erex (Nhật Bản), đơn vị đang nghiên cứu, phát triển các dự án điện sinh khối tại Việt Nam.
-
Ngày 15/3, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ đã phối hợp tổ chức hội thảo trực tuyến ‘Phát triển năng lượng sinh học Việt Nam góp phần thực hiện cam kết COP26’.
-
TS. Trương Thị Hòa, Viện Công nghệ Môi trường - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đứng đầu nhóm nghiên cứu chế tạo thành công công nghệ thích ứng xử lý bùn hữu cơ thu khí sinh học phát điện quy mô 10 kWh.
-
Chiều ngày 14/3/2022, trong khuôn khổ Chương trình hợp tác đối tác năng lượng Việt Nam - Đan Mạch giai đoạn 2020-2025 (DEPP3) đã diễn ra hội thảo tham vấn các cơ chế hỗ trợ và tài chính ưu đãi cho đầu tư hiệu quả năng lượng tại các cơ sở công nghiệp.
-
Năng lượng là một trong những lĩnh vực tiềm năng về hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ. Dự kiến, nguồn lực cần có để thực hiện chương trình phát triển nguồn điện và lưới điện khoảng 14 tỷ USD.
-
Trong bối cảnh giá xăng, dầu thế giới biến động mạnh trong thời gian qua, việc triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng xăng, dầu có ý nghĩa lớn về hiệu quả kinh tế. Bởi vậy, nhiều chuyên gia cho rằng doanh nghiệp Việt Nam "không chịu" lớn mạnh là có lỗi với chính bản thân mình.
-
Ngày 9/3/2022, đoàn công tác của Cục Năng lượng Đan Mạch và Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam đã làm việc với lãnh đạo Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) về tiến độ và kế hoạch triển khai các hoạt động thuộc Hợp phần 3 của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch giai đoạn 2020-2025 (Chương trình DEPP3).
-
Ngày 4/3/2022, trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch giai đoạn 2020-2025 (Chương trình DEPP3), đoàn chuyên gia Đan Mạch đã làm việc với Công ty Điện lực (PC) Đắk Lắk nhằm chia sẻ một số kinh nghiệm trong quản lý vận hành nguồn năng lượng tái tạo.
-
Ngày 2/3/2022, đoàn công tác của Cục Năng lượng Đan Mạch do ông Rune Duban Grandal làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (EVNNLDC) nhằm trao đổi kinh nghiệm trong vận hành các nguồn điện năng lượng tái tạo (NLTT) trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch (DEPP3).
-
Đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực tới mọi mặt của nền kinh tế và đời sống, xã hội. Hai năm qua đã có hàng trăm nghìn doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, thậm chí giải thể, phá sản.
-
Chiều 1/3/2022, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi tiếp và làm việc với ông Ranjit Lamech - Giám đốc Khu vực Phụ trách cơ sở hạ tầng Ngân hàng Thế giới nhân chuyến thăm Việt Nam của ông.
-
Tại Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ năng lượng (điện, than, xăng dầu…) giảm đáng kể sau hơn 2 năm chống chọi với COVID-19. Rõ thấy nhất là điện năng...
-
Sembcorp Industries (Sembcorp) cam kết phát triển một loạt giải pháp đô thị và năng lượng hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững của Việt Nam.
-
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng chính là chìa khóa để thúc đẩy phát triển công trình xanh tại Việt Nam, và để làm được chuyện này sẽ cần tới sự tham gia của nhiều yếu tố.