-
Minakansai là nhà máy thép có quy mô lớn nhất khu vực Bình Dương. Mỗi năm nhà máy này cung cấp cho thị trường khoảng 7.000 tấn phôi thép và trên 10.000 tấn thép cán các loại. Báo cáo kiểm toán năng lượng tại doanh nghiệp này cho thấy, nếu trừ chi phí nguyên liệu đầu vào trong tổng số các chi phí còn lại thì chi phí năng lượng chiếm đến trên 55% đối với khu vực sản xuất phôi thép và khoảng 36% đối với khu vực sản xuất thép cán. Đây là mức chi phí khá cao khiến doanh nghiệp quyết định đầu tư cải thiện tình hình tiêu thụ năng lượng.
-
Là một trong những nhà máy quy mô lớn nhất khu vực làng nghề Châu Khê, Đình Bảng, Bắc Ninh, mỗi năm nhà máy thép Xanh Hà cung cấp cho thị trường khoảng 3,5 nghìn tấn phôi và 10 nghìn tấn thép các loại. Để sản xuất ra khối lượng sản phẩm trên doanh nghiệp tiêu thụ hết hơn 4 nghìn MWh và trên 900 tấn than chiếm trên 50% chi phí sản xuất. Tiến hành kiểm toán năng lượng, tìm biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng là cách mà ban lãnh đạo nhà máy lựa chọn nhằm đem lại lợi nhuận kinh tế cao nhất.
-
Với mục tiêu:“Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, sản xuất sạch hơn trong công nghiệp” E&E Hai Phong 2010 là cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp Hải Phòng, doanh nghiệp trong và ngoài nước quảng bá, giới thiệu các trang thiết bị, công nghệ TKNL, công nghệ sản xuất sạch hơn, công nghệ môi trường, nhằm thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các doanh nghiệp.
-
Với sự tham gia tích cực của rất nhiều Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, giai đoạn I (2006-2010), Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã thu được kết quả ban đầu rất đáng khích lệ với con số tiết kiệm được 3,2% tổng mức tiêu thụ năng lượng quốc gia (chỉ tiêu đặt ra là tiết kiệm 3% - 5%). Tuy nhiên, để đạt mục tiêu giai đoạn 1011-2015 tiết kiệm 5% - 8%, cần sự nỗ lực của rất nhiều cơ quan, ban ngành và cả cộng đồng.
-
Là một doanh nghiệp có mức tiêu thụ năng lượng lớn, năm 2009, Công ty Cổ phần Nhựa Thăng Long được lựa chọn tiến hành kiểm toán năng lượng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Dưới sự hỗ trợ của nhóm kiểm toán năng lượng – Trung tâm thí nghiệm điện- Công ty điện lực I, Nhựa Thăng Long đã tìm ra 6 giải pháp tiết kiệm năng lượng với cơ hội tiết kiệm chi phí hàng tỷ đồng mỗi năm.
-
Các doanh nghiệp đóng tàu Nhật Bản bắt đầu tung ra thị trường các loại tàu biển thế hệ mới, sử dụng năng lượng hiệu quả hơn trong bối cảnh sự cạnh tranh trong ngành đóng tàu thế giới ngày càng khốc liệt.
-
Là doanh nghiệp đầu tiên được Nhà nước giao nhiệm vụ thu gom, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối và kinh doanh các sản phẩm khí trên phạm vi cả nước, hiện nay, PV Gas có vị trí rất quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế của đất nước, PV Gas đang chiếm lĩnh 100% thị phần cung cấp khí khô, cung cấp nguyên nhiên liệu để sản xuất trên 40% sản lượng điện, 30% sản lượng phân bón, 10% sản lượng xăng và đáp ứng 70% nhu cầu khí hóa lỏng (LPG) của cả nước.
-
Phần mềm này được phát triển bằng phương pháp mới, với sự hợp tác giữa trường Đại học College Cork (Ai-len) và Công ty Energy Sense Ireland Ltd, được cho là có thể đáp ứng ngay yêu cầu về tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và giảm chi phí. Dự án chế tạo phần mềm này được tài trợ bởi Chương trình Enterprise Ireland Innovation Partnership (Đối tác Đổi mới Doanh nghiệp Ai-len).
-
Dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP Đà Nẵng giai đoạn 2007-2010” mục tiêu là tiết kiệm trên 1500 TOE, thực hiện được ít nhất 35 dự án TKNL, giảm phát thải khoảng 14,6 nghìn tấn khí CO2. Kiểm toán năng lượng tại 9 đơn doanh nghiệp cho thấy tiềm năng tiết kiệm lên tới 2,1 tỷ đồng mỗi năm.
-
Cơ quan phát triển năng lượng tái sinh Ấn Độ ( Viết tắt là IREDA) là doanh nghiệp trực thuộc Chính Phủ đi tiên phong trong việc cho vay và thúc đầu tư trong lĩnh vực năng lượng như năng lượng tái tạo, hiệu quả năng lượng và công nghệ môi trường phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.
-
Doanh nghiệp sản xuất giấy Đức Huỳnh đã tiến hành thay thế thí điểm động cơ có bộ điều tốc tại xưởng giấy lụa và xưởng giấy màu. Kết quả, tại xưởng giấy lụa, với số giờ động cơ hoạt động là 24 giờ/ ngày và 330 ngày/ năm, ước tính mỗi năm xưởng có thể tiết kiệm 2,6 nghìn Kwh tương đương 20,6 triệu đồng.
-
Trải qua giai đoạn đầu của Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (2006- 2010) trên cả nước đã có trên 300 doanh nghiệp tham gia KTNL, rất nhiều biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được áp dụng và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
-
Với việc tham gia dự án "Sử dụng hiệu quả năng lượng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ" (PECSME), nhiều DN Hải Phòng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong công tác tiết kiệm năng lượng (TKNL).
-
New Zealand sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong việc áp dụng công nghệ biến bùn cặn thành điện, gom khí methan trong quá trình xử lý nước thải làm nhiên liệu, khai thác năng lượng gió…trong quá trình phát triển bền vững.
-
Trong bối cảnh suy giảm của nền kinh tế, sẽ càng khó khăn hơn khi chi phí tiền điện chiếm một khoản không nhỏ trong sản xuất. Tiết kiệm điện được coi là việc cần thiết, được các nhà khoa học, doanh nghiệp triển khai, góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, cùng cộng đồng chia sẻ khó khăn thiếu điện.
-
Được đánh giá là địa bàn có số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ lớn (chiếm đến 95%) trong số đó nhiều doanh nghiệp thiết bị lạc hậu, hư hỏng, gây lãng phí năng lượng. 80% năng lượng tiêu thụ hàng năm phục vụ sản xuất và sinh hoạt của Thừa Thiên Huế sử dụng điện năng.
Để giảm thiểu gánh nặng cho ngành điện, tiết kiệm chi phí, nhiều nỗ lực, biện pháp tiết kiệm năng lượng (TKNL) nói chung, tiết kiệm điện nói riêng đã được triển khai áp dụng trong mọi lĩnh vực của tỉnh.
-
Theo thông tin từ Sở KH&CN Bà Rịa - Vũng Tàu, sau khi tổ chức xét duyệt đề cương, Hội đồng khoa học tỉnh đã đồng ý cho triển khai tiếp đề án “Sử dụng chất thải chăn nuôi gia súc sản xuất khí sinh học (Bioga) để chạy máy phát điện” tại Doanh nghiệp tư nhân Tuấn Sang (huyện Xuyên Mộc), do GS.TS Bùi Văn Ga, Giám đốc Đại học Đà Nẵng làm chủ nhiệm.
-
Với chi phí đầu tư thấp, dễ dàng thực hiện mà hiệu quả đem lại dễ dàng nhận thấy, hệ thống chiếu sáng luôn được các doanh nghiệp chú trọng cải thiện trước tiên. Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp đều loại bỏ đèn sợi đốt thay vào đó là sử dụng bóng đèn compact vừa cho hiệu quả chiếu sáng gấp nhiều lần mà chi phí tiền điện giảm rõ rệt.
-
Sau gần ba năm công phu nghiên cứu, phân tích, tổ công tác đã xây dựng được bộ khung của Luật Luật SDNL TK&HQ. Sau đó, Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều hội thảo, trưng cầu ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, doanh nghiệp, người dân và qua nhiều lần chỉnh sửa. Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII, Luật đã được thông qua với 12 Chương, 48 Điều.
-
Tiết kiệm năng lượng có thể trở thành điểm mấu chốt để doanh nghiệp cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Hiện nay ở nhiều nước châu Á, nhu cầu về điện tỷ lệ nghịch với khả năng cung cấp nguồn điện do các hồ thủy điện cạn nước nên các nhà máy chưa phát huy hết công suất. Vì thế, đòi hỏi tiết kiệm điện là một điều bắt buộc.