-
Bên cạnh nhà máy này, hội nghị Cơ sở vật chất Nghiên cứu năng lượng tại Brussels (Bỉ) cũng thông qua lò nghiên cứu phản ứng hạt nhân tại Bỉ và khu vực nghiên cứu năng lượng gió tại Đan Mạch. Tất cả đều là một phần của bản quy hoạch mới nhất của Hội nghị Chiến lược Châu Âu về Cơ sở hạ tầng nghiên cứu (ESFRI) được dự kiến sẽ xuất bản trước cuối năm nay.
-
Khi các quốc gia khác như Trung Quốc, Mỹ, Đức chi hàng tỉ đôla tiền thuế vào các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, các doanh nghiệp năng lượng Canada nói rằng chính phủ liên bang cần cấp thiết xây dựng chiến lược quốc gia để thâu tóm một phần thị trường năng lượng sạch toàn cầu, nơi đã thu hút được 162 tỉ đôla từ các nhà đầu tư vào năm ngoái.
-
Để đến với người sử dụng, năng lượng xanh phải trải qua một chặng đường dài từ những tua-bin gió ở Biển Bắc hay những nhà máy điện năng lượng mặt trời, năng lượng gió và khí sinh học tại các địa phương. Trên tuyến đường này, một lượng lớn năng lượng tổn hao. Mọi chuyện sẽ thay đổi trong tương lai nhờ ứng dụng những linh kiện điện tử mới.
-
Theo một báo cáo mới đây, tại Mỹ, công suất điện gió tăng thêm trong năm nay sẽ giảm 39%. Điều này có thể coi như một cú giáng kinh hoàng cho các ngành công nghiệp hiện đang lao đao trong vòng luẩn quẩn của suy thoái. Tuy nhiên, đối với ngành công nghiệp điện gió của Hoa Kỳ, chuyện còn tồi tệ hơn khi mức tăng công suất trong 5 năm qua là 39%.
-
Theo giới truyền thông địa phương, Hàn Quốc đã quyết định đầu tư 8,2 tỉ dolla vào dự án phát triển năng lượng gió ngoài khơi. Theo các nhà chức trách địa phương, đây là dự án lớn nhất được thực hiện ở khu vực Biển Vàng nhằm mục đích thử nghiệm 20 tua-bin được chế tạo bởi các hãng sản xuất nội địa.
-
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tin tưởng rằng châu Á có thể nhận được 10 nghìn tỉ đô la Mỹ - con số cần thiết để chi trả tài chính cho những dự án năng lượng bền vững trong vòng 20 năm tới. Những dự án này sẽ hướng tới sử dụng than đá và dầu mỏ hiệu quả hơn, tăng cường sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió hay năng lượng mặt trời.
-
Tomtempower, tên đầy đủ là công ty trách nhiệm hữu hạn Totempower Energy Systems là một công ty mới thành lập hoạt động trong lĩnh công nghệ sạch. Công ty này vừa cho ra mắt một phương pháp để các hộ gia đình có thể dễ dàng sở hữu năng lượng gió phục vụ cuộc sống hàng ngày. Công ty đang phát triển những tuabin gió cực nhỏ được thiết kế cho không gian hẹp và không có hiện tượng lắp đặt gián đoạn.
-
Tập đoàn năng lượng E.ON của Đức hợp tác với Tập đoàn công nghệ Siemen trong tháng 10 vừa qua đã đưa vào khai thác công viên năng lượng gió Redzand-2.
-
Báo cáo Năng lượng gió toàn cầu 2010 (GWEO 2010) chỉ ra lượng gió có vai trò then chốt trong việc đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng thế giới ngày một tăng cao và tiến tới mục tiêu giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính. Theo dự tính, tới năm 2010, công suất điện từ năng lượng gió sẽ đạt 1000 GW, giúp giảm 1,5 tỉ tấn CO2 mỗi năm, chiếm 50 – 75% tổng mức độ giảm thiểu phát thải khí mà các nước công nghiệp hóa đã thông qua tại cam kết Copenhagen tới năm 2020. năm 2030, sẽ có khoảng 34 tỉ tấn CO2 được cắt giảm nhờ công suất 2300GW điện từ phong năng.
-
Tuabin gió nổi ngoài khơi có phần phức tạp hơn và đòi hỏi chi phí ban đầu cao hơn so với các tuabin gió thông thường. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây của Viện Công nghệ năng lượng (ETI) ở Anh, dự án Deepwater, đã cho thấy công nghệ này mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trong dài hạn nhờ khả năng sử dụng năng lượng gió mạnh và đều hơn ở xa khơi.
-
Nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận với quy mô công suất 4.000 MW, sẽ được khởi công vào năm 2014 và vận hành thương mại vào năm 2020. Ngoài ra, tỉnh cũng xúc tiến thu hút đầu tư vào các dự án năng lượng gió, năng lượng mặt trời với tổng công suất từ 1.500 đến 2.000 MW, từng bước hình thành vùng trọng điểm năng lượng sạch của quốc gia.
-
Enbright là công ty năng lượng có tên trong danh sách 100 Tập đoàn phát triển bền vững nhất thế giới. Hiện tại, công ty đã giúp xây dựng nên bảy trang trại năng lượng gió, một kế hoạch sử dụng năng lượng địa nhiệt, bốn công trình tái chế năng lượng cùng rất nhiều kế hoạch khác.
-
Thị trường phong điện Trung Quốc đang chiếm ưu thế hơn Mỹ nhờ khung chính sách hỗ trợ rõ ràng, Steve Sawyer, Tổng thư ký Ủy ban năng lượng gió toàn cầu (Global Wind Energy Council - GWEC) cho biết.Theo bản báo cáo mới nhất của GWEC, năm 2009, Trung Quốc xếp thứ hai trong việc phát triển nguồn phong điện và là nhà khách hàng mua công nghệ gió lớn nhất thế giới.
-
Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak ngày 13-10 cho biết, việc phát triển năng lượng mặt trời, năng lượng gió và những nguồn năng lượng thay thế khác sẽ trở thành động lực tăng trưởng của nền kinh tế nước này trong tương lai.
-
Trang trại năng lượng gió lớn nhất thế giới đã được khai trương ở ngoài khơi bờ biển nước Anh vào ngày thứ năm vừa qua, là một phần trong nỗ lực thúc đẩy, khuyến khích sử dụng năng lượng thay thế của chính phủ Anh.
-
Công ty Siemens bắt đầu tham gia vào ngành kinh doanh năng lượng tái tạo ở Ấn Độ.ông ty sẽ thu được một khoản lợi nhuận khổng lồ khi tham gia vào thị trường này. Ấn Độ là một trong những thị trường năng lượng tái tạo phát triển nhanh nhất thế giới với ngành năng lượng gió tăng trưởng ở mức 2 con số và ngành năng lượng mặt trời đang trong giai đoạn phát triển.
-
Theo nghiên cứu của Ernst & Young, “Trung Quốc hướng đến mục tiêu đạt được năng suất 300 GW năng lượng hydro, 70GW năng lượng hạt nhân, 100GW năng lượng gió, 20GW năng lượng mặt trời tới năm 2020”.
-
Châu Phi có nguồn năng lượng gió rất lớn. Tuy nhiên, vì đa phần các nước thuộc lục địa đen chậm trễ đề ra một khung quy định phù hợp để phát triển loại năng lượng này, nên châu Phi đã quá chậm chân trong việc xây dựng các nhà máy điện gió.
-
Google chính thức tham gia kinh doanh năng lượng sạch. Người khổng lồ trong lĩnh vực tìm kiếm này đã chính thức thông báo một công ty con của hãng – Google Energy đã kí hợp đồng năng lượng có thời hạn 20 năm với công ty NextEra Energy. Google sẽ bắt đầu mua 114 MW điện của “cánh đồng gió Iowa” từ ngày 30/07.
-
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực VN (EVN) cho biết, hiện nay một số nguồn năng lượng đang đối mặt với sự cạn kiệt như than, dầu khí. Năng lượng gió ở nước ta không ổn định, chỉ tập trung ở các tỉnh ven biển miền Trung. Năng lượng mặt trời chưa thể bán với giá rẻ như giá điện hiện nay. Nhà máy điện nguyên tử đang xây dựng thì phải đến năm 2020 nước ta mới có thể đưa vào sử dụng được. Trong khi đó, nhu cầu về điện của nước ta đang tăng cao đột biến.