-
Bộ Công Thương, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước ngành Công nghiệp và Thương mại trong nhiều năm qua đã đề xuất và thực hiện nhiều chương trình/đề án nhằm thúc đẩy sản xuất và thương mại bền vững như: Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006- 2015, Đề án phát triển nhiên liệu sinh học giai đoạn đến năm 2015 tầm nhìn 2020, Đề án Phát triển ngành công nghiệp môi trường và Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2015 tầm nhìn 2020.
-
Thái Nguyên được biết đến không những là cái nôi của ngành công nghiệp luyện kim mà còn là trung tâm giáo dục - đào tạo của vùng Việt Bắc, đứng thứ 3 cả nước về số lượng các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đóng trên địa bàn. Vì vậy, nhu cầu sử dụng điện rất cao, công suất tiêu thụ cực đại hiện nay là 250MW, sản lượng điện cần khoảng 4,5 triệu kWh/ngày, trong đó điện phục vụ sản xuất công nghiệp chiếm gần 80%.
-
Bộ trưởng Môi trường Đức Norbert Rottgen đã tới tham dự hội nghị về nhiên liệu sinh học E10 giữa chính phủ liên bang Đức và những nhà lãnh đạo trong ngành công nghiệp dầu mỏ. Hội nghị được tổ chức ở Berlin, tập trung bàn thảo vấn đề vì sao người dân Đức không sử dụng loại xăng mới, thân thiện với môi trường.
-
Khoản hỗ trợ cho ngành công nghiệp gió ngoài khơi của Anh đang tăng lên mang lại cơ hội kiếm lời từ thị phần rộng lớn trong thị trường toàn cầu. Hãng Business Green cho biết những phân tích từ tổ chức Carbon trust cho thấy công suất gió trên thế giới có thể đạt tới 1.150 GW trong 40 năm nữa và những đóng góp của Anh vào lĩnh vực này thông qua các dịch vụ duy trì và vận hành có thể đạt 10% thị trường thế giới.
-
Bản điều tra hàng năm tình hình sản xuất pin mặt trời được đưa ra bởi tạp chí PHOTON International vào tháng 3 năm 2011 cho thấy trong năm 2010 ngành công nghiệp pin quang điện đã tăng sản lượng pin toàn cầu lên 27,2 gigawatts (GW), bằng tổng sản lượng của 4 năm trước đó cộng lại và tăng 118% so với mức 12,5 GW của năm 2009. Đây là tỷ lệ tăng trưởng hàng năm cao nhất kể từ năm 1999 khi PHOTON International bắt đầu điều tra tình hình sản xuất pin mặt trời.
-
Có nhiều giải pháp sử dụng hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất của ngành công nghiệp dược sẽ giúp tiết kiệm được từ 10 - 20% điện năng. Chi phí đầu tư cho các giải pháp này không quá cao, thời gian hoàn vốn lâu nhất là khoảng 3 năm và trung bình dưới 1 năm...
-
Chính phủ Đan Mạch đã công bố “Chiến lược Năng lượng 2050”. Chiến lược năng lượng bao gồm nhiều sáng kiến nhằm mục đích giảm 33% lượng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch của ngành công nghiệp năng lượng vào năm 2020 so với năm 2009.
-
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, sau 03 năm thực hiện Đề án, công tác triển khai các nội dung của Đề án đã được các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh, kịp thời nắm bắt và tìm giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhiên liệu sinh học. Trong thời gian triển khai, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, thúc đẩy hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp sản xuất và thương mại nhiên liệu sinh học Việt Nam.
-
Tín dụng thuế được gia hạn thêm sẽ là cơ hội cho hàng ngàn công nhân làm việc trong ngành công nghiệp năng lượng sạch. Tổng thống Mỹ Obama vừa phê duyệt bộ luật gia hạn tín dụng thuế chủ chốt nhằm hỗ trợ các dự án năng lượng tái tạo và sử dụng nhiên liệu sinh học. Luật miễn giảm thuế, tái cấp phép bảo hiểm thất nghiệp và tạo dựng công ăn việc làm năm 2010 đã bao gồm việc gia hạn tín dụng sản xuất tái tạo, Phần 1603.
-
Đào tạo là một trong những nội dung lớn, quan trọng trong Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Để hoạt động đào tạo mang lại hiệu quả cao, vừa qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Viện Bảo Tồn năng lượng quốc tế (IIEC) Châu Á phát hành tài liệu hướng dẫn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các ngành công nghiệp Việt Nam.
-
Thời điểm này ngành năng lượng Mặt Trời ở Mỹ có thể đang ở giai đoạn phôi thai nhưng nhiều tổ chức hoạt động môi trường và quan chức trong ngành công nghiệp ở Mỹ tin rằng đến năm 2025 số lượng dự án năng lượng Mặt Trời sẽ gia tăng đáng kể.
-
Theo một báo cáo mới đây, tại Mỹ, công suất điện gió tăng thêm trong năm nay sẽ giảm 39%. Điều này có thể coi như một cú giáng kinh hoàng cho các ngành công nghiệp hiện đang lao đao trong vòng luẩn quẩn của suy thoái. Tuy nhiên, đối với ngành công nghiệp điện gió của Hoa Kỳ, chuyện còn tồi tệ hơn khi mức tăng công suất trong 5 năm qua là 39%.
-
Theo thống kê , hiện mỗi năm cả nước đã phải nhập khẩu 6 triệu tấn xăng dầu, 40% lượng xăng dầu nhập khẩu này dành phục vụ cho ngành GTVT. Số tiền phải chi phí cho việc nhập khẩu xăng dầu, sản xuất điện hằng năm đã chiếm tới 1/5 tổng GDP của cả nước và hiện đã "ngốn" hết GDP của toàn ngành Nông nghiệp. Các đối tượng tiêu thụ nhiều năng lượng là ngành Công nghiệp tiêu thụ 47%; giao thông vận tải tiêu thụ tới 20% và hộ gia đình là 15%...
-
Theo một báo cáo mới đây của báo điện tử Bloomberg, Hoa Kỳ đang trên đà bùng nổ năng lượng mặt trời. Nhờ đó, đến năm 2020, nguồn năng lượng mặt trời sẽ đáp ứng được 4,3 % tổng nhu cầu điện năng toàn quốc gia. Mấu chốt của vấn đề này nằm ở 12 chữ số: Các nhà đầu tư cần bỏ ra 100 tỷ dolla đầu tư vào ngành công nghiệp năng lượng mặt trời để duy trì mức tăng 42% của lượng cung mỗi năm khiến công suất được mở rộng từ con số 1,4 GW hiện nay lên tới 44 GW trong thập kỷ tiếp theo.
-
5300 điểm nạp điện cho ô tô đang được lắp đặt tại Michigan như một bước đi đầu tiên trong ngành công nghiệp ô tô điện trên toàn nước Mỹ. 1500 đại lý ô tô Chevolet trên khắp nước Mỹ cũng bắt đầu lắp đặt những những thiểt bị nạp điện nhằm phục vụ lượng khách hàng đang ngày càng tăng lên của xe chạy điện. Hãng General Motors cũng tuyên bố sẽ lắp đặt 350 điểm nạp điện khắp Michigan, trước mắt để phục vụ cho nhân viên của hãng.
-
Với lợi ích to lớn góp phần tiết kiệm tài nguyên, đặc biệt là đất nông nghiệp, giảm thiểu khí phát thải gây ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội, vật liệu xây không nung đã được phát triển ở nhiều nước trên thế giới từ lâu.
-
Tập đoàn Hitachi của Nhật và nhà sản xuất pin ôtô điện Johnson Controls của Mỹ ngày 18/10 thông báo họ sẽ hợp tác với nhau trong ngành công nghiệp lưu trữ năng lượng tiên tiến, trong đó có việc sản xuất pin lithium-ion cho các phương tiện giao thông chạy điện.
-
Thị trường phong điện Trung Quốc đang chiếm ưu thế hơn Mỹ nhờ khung chính sách hỗ trợ rõ ràng, Steve Sawyer, Tổng thư ký Ủy ban năng lượng gió toàn cầu (Global Wind Energy Council - GWEC) cho biết.Theo bản báo cáo mới nhất của GWEC, năm 2009, Trung Quốc xếp thứ hai trong việc phát triển nguồn phong điện và là nhà khách hàng mua công nghệ gió lớn nhất thế giới.
-
Từ năm 2008, CT MTQG về Sử dụng năng lượng TK & HQ đã hỗ trợ các doanh nghiệp trọng điểm thuộc ngành công nghiệp luyện kim địa phương thực hiện sử dụng năng lượng TK & HQ. Qua 2 năm triển khai nhiệm vụ đã có 7 doanh nghiệp sản xuất thép được chọn để tiến hành kiểm toán năng lượng, tư vẫn và hỗ trợ thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
-
Trước ngưỡng cửa hội nhập, doanh nghiệp sản xuất muốn tồn tại và phát triển đều phải đổi mới, tăng sức cạnh tranh. Ngành công nghiệp Hải Phòng có cách làm riêng để khẳng định mình trong thời kỳ hội nhập đó chính là tiết kiệm chi phí sản xuất, xây dựng thương hiệu bền vững bằng các biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng.