-
Trong trạng thái bình thường, thiết bị chỉ phát được một luồng điện năng nhỏ, có lẽ chỉ đủ để sạc một chiếc điện thoại di động. Tuy nhiên trong tương lai, các nhà nghiên cứu dự định tạo ra những cấu trúc theo dạng quả thông với hàng ngàn dây rung động khi trời gió, mưa và hấp thu ánh nắng.
-
Cuộc thi Shell Eco-marathon là cơ hội để sinh viên sáng tạo và ứng dụng công nghệ tiên tiến cho việc sử dụng năng lượng hiệu quả nhất, đồng thời nghiên cứu đưa vào sử dụng những nhiên liệu mới. Quan trọng hơn cả đó là giáo dục tinh thần trách nhiệm khi sử dụng năng lượng và giảm phát thải khí CO2 bảo vệ môi trường.
-
Trong ngành kiến trúc có nhiều nghiên cứu dùng năng lượng mặt trời thụ động thu vào để sưởi ấm nhà hay làm mát nhà mà không cần đến tiêu thụ năng lượng như điện gas và dầu. Dùng gạch thu năng lượng mặt trời là một trong số đó. Nguyên tắc chính để thu nhận năng lượng mặt trời là cho tia nắng đi qua khung cửa kính hai lớp cách nhiệt, hay qua các khung có gạch kính, kính block, cỡ lớn 12in x 12in (1in=2,54 cm).
-
Viện Nghiên cứu Công nghệ Công Nghiệp Đài Loan (ITRI) đã phát triển công nghệ giấy điện tử (E-paper) mới tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí thải carbon. Công nghệ giấy điện tử này dự định sử dụng chủ yếu cho các biển báo và áp phích cần cập nhật nội dung thường xuyên ở các cửa hàng và khu vực công cộng.
-
Giám đốc điều hành Sixt Car Rental, Kasper Gjedsted cho biết: "ôtô điện là loại hình đi lại có chi phí thấp, thậm chí ngay cả các phương tiện giao thông công cộng hay taxi cũng khó sánh bằng.". Mẫu ôtô điện phổ biến mà Sixt Car Rental cho thuê là Citroen C1 Ev'ie. Khi sạc đầy pin, nó có thể chạy trên quãng đường khoảng 80-100 km và đạt tốc độ tối đa 80 km/h. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ôtô điện có thể "đánh bại" các loại ôtô truyền thống trên phương diện chi phí hoạt động.
-
Sáng ngày 4/6, tại Đại học FPT, tòa nhà Detech, số 8, Tôn Thất Thuyết, Hà Nội Công ty TNHH Truyền thông và Sáng tạo Xanh và Câu lạc bộ 350Vietnam đã phối hợp tổ chức Diễn đàn sáng tạo xanh – sử dụng hiệu quả năng lượng và năng lượng tái tạo với sự hỗ trợ của Hội Đồng Anh và Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT. Đây là chương trình mở đầu cho chuỗi các sự kiện thuộc Diễn đàn Sáng Tạo Xanh 2011.
-
Các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm Vật liệu Khoa học và Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Empa vừa có một bước tiến lớn trong việc tăng hiệu suất chuyển đổi của các tấm pin mặt trời linh hoạt chế tạo trên cơ sở hệ vật liệu Cu, In, Ga, Se (CIGS) lên mức kỷ lục mới: 18,7%- một sự cải thiện đáng kể so với kỷ lục 17,6% được lập vào tháng 6/2000 cũng bởi nhóm nghiên cứu này.
-
Tòa nhà 2.500 m2 này nằm trong khuôn viên Trung tâm Nghiên cứu thay đổi khí hậu ở Icheon, gần thủ đô Seoul. Viện Nghiên cứu môi trường quốc gia (NIER) thuộc Bộ Môi trường Hàn Quốc hy vọng tòa nhà sẽ cắt giảm khoảng 100 tấn khí thải carbon và tiết kiệm khoảng 100.000 USD chi phí năng lượng mỗi năm.
-
Tổng thống Obama đã chủ trương đầu tư 150 tỷ USD trong 10 năm để nghiên cứu năng lượng tái tạo và các phương pháp chuyển đổi năng lượng. Liên doanh với Mỹ là cơ hội tốt để các công ty nước ngoài về năng lượng xanh tiếp cận nguồn vốn này, ngược lại Mỹ cũng cần sự hợp tác quốc tế để nâng cao hiệu quả nghiên cứu và phát triển năng lượng tái tạo. Nhiều quốc gia với sự tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực năng lượng sạch mở ra nhiều cơ hội hợp tác cùng Mỹ trong việc giải quyết vấn đề năng lượng.
-
Tiến sĩ Tom Clarke, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: “Cùng với năng lượng từ gió và Mặt trời, sản xuất điện sinh học từ vi khuẩn là một nguồn năng lượng sạch. Tuy nhiên, sản xuất điện từ vi khuẩn tạo ra nguồn điện liên tục hơn và không không phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên như sản xuất điện từ năng lượng gió và Mặt trời”.
-
Công ty năng lượng mặt trời Savo có trụ sở tại Mikkeli cho biết loại pin mặt trời kiểu mới này có hai sự đổi mới lớn về kỹ thuật.Pin mặt trời được sử dụng lớp phủ nano 3 tầng dày 100nm, có tác dụng giảm thiểu sự tổn hao năng lượng do sự phản chiếu của ánh sáng mặt trời gây ra. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng “kỹ thuật dòng điện một chiều”, tức là để nước trực tiếp tuần hoàn bên trong tấm thụ nhiệt chứ không tuần hoàn bên trong đường ống của tấm thụ nhiệt, từ đó nâng cao hiệu suất chuyển đổi năng lượng.
-
Ðể thực hiện định hướng, kế hoạch sản xuất NLSH, ngày 5-1-2011, PVN đã có văn bản kiến nghị Bộ Công thương báo cáo Chính phủ sớm ban hành lộ trình bắt buộc sử dụng NLSH trên toàn quốc, đề nghị có sự tham gia của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh, phân phối xăng, dầu trong nước, đặc biệt là Petrolimex. Từng bước nâng tỷ lệ pha chế ethanol trong xăng lên 10 % sau năm 2013 và có chính sách về xuất khẩu ethanol.
-
Thiết kế pin đột phá của công ty Liquid Metal Battery đã thu hút sự chú ý của nhà sáng lập Microsoft và công ty khoan dầu Total. Nhiều công ty về năng lượng đang nghiên cứu phương pháp thay thế công nghệ pin hiện tại. Liquid Metal Battery đã tiếp cận một cách hoàn toàn mới với hy vọng sẽ giảm chi phí sản xuất cũng như có thể mang đến những thỏi pin với khả năng lưu trữ vài giờ năng lượng gió và mặt trời.
-
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard đã trình diễn vi mạch chứa 145 pin nhiên liệu ô-xít rắn hay còn gọi là chip pin nhiên liệu (Fuel cells on-a-chip) nhằm thay thế các loại pin nhỏ.Trước đó, nhóm nghiên cứu, dẫn đầu là giáo sư và nghiên cứu sinh Shriram Ramanathan đã chứng minh được khái niệm về film mỏng (thin–film) của pin nhiên liệu ô-xít rắn, nhưng chỉ ở kích thước rất nhỏ nhằm thay thế các pin nhỏ (small batteries).
-
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) sẽ trao các khoản hỗ trợ nghiên cứu cho năng lượng sinh học và các sản phẩm sinh học nhằm phát triển hơn nữa các dự án mang tính bền vững. Sau quá trình lựa chọn, các dự án được lựa chọn sẽ thực hiện triển khai các hệ thống sản xuất nhiên liệu sinh học mang tính bền vững ở ngay tại địa phương.
-
Các nhà nghiên cứu Mỹ đã chế tạo một hợp kim nhôm mới vừa làm ra nước uống vừa sản sinh năng lượng. Hợp kim do nhóm chuyên gia thuộc Đại học Purdue ở thành phố West Lafayette, bang Indiana, chế tạo bao gồm nhôm, gallium và thiếc. Nó có thể được sử dụng cho công nghệ mới biến nước nhiễm bẩn thành nước uống và tạo ra điện năng.
-
Theo chuyên san Nature Nanotechnology, các nhà khoa học thuộc trường Bách khoa Lausanne (Thụy Sĩ) vừa nghiên cứu thành công một loại vật liệu từ khoáng vật molybdenite (MoS2) có thể giúp chế tạo ra các bộ vi mạch nhỏ hơn và tiết kiệm điện hơn nhiều so với hiện nay.
-
Trần Quốc Hiệu, 24 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ đại học Bách Khoa TP HCM và đại học Grenoble INP của Pháp, đã nghiên cứu và chế tạo chiếc máy phát điện chạy bằng gió, với công suất 60 kW một tháng. Với lượng điện năng này, một hộ gia đình ở nông thôn có thể đủ thắp sáng.
-
Nhóm nghiên cứu, đứng đầu là giáo sư Christian Wetzel, giáo sư vật lý tại Rensselaer, đã tiến hành khắc axit một đường với kích thước nano trên bề mặt giữa phần đế bằng ngọc bích và lớp Gali nitơ (GaN) của đèn LED nhờ đó đèn có thể phát ra ánh sáng xanh. Nhìn chung, phương pháp mới này giúp tạo ra đèn LED xanh với hiệu suất và khả năng phát sáng tăng gấp nhiều lần.
-
Hiện cả nước có 21 dự án điện gió quy mô nối lưới phổ biến công suất 30 MW đang được nghiên cứu triển khai tập trung ở Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Định và Lâm Đồng.Dự thảo cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió tại Việt Nam (lần thứ tư) đã làm rõ hơn những cơ chế ưu đãi tạo điều kiện cho nhà đầu tư để triển khai các dự án điện gió tại Việt Nam, như quy định về trách nhiệm mua điện đối với các dự án điện gió, ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, phí, ưu đãi về hạ tầng đất đai, hỗ trợ giá điện đối với dự án điện gió.