-
Dự án này được đưa ra dựa trên một nghiên cứu tiền khả thi do tổ chức Clinton Climate Initiative thực hiện. Nhiệm vụ của tập đoàn Fluor là phát triển một kế hoạch lý thuyết tổng thể để công bố tại Hội nghị các nhà đầu tư công viên năng lượng mặt trời Nam Phi sẽ được tổ chức tại tỉnh Northern Cape vào ngày 28,29 tháng 10.
-
Tuabin gió nổi ngoài khơi có phần phức tạp hơn và đòi hỏi chi phí ban đầu cao hơn so với các tuabin gió thông thường. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây của Viện Công nghệ năng lượng (ETI) ở Anh, dự án Deepwater, đã cho thấy công nghệ này mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trong dài hạn nhờ khả năng sử dụng năng lượng gió mạnh và đều hơn ở xa khơi.
-
Tại Mỹ, các tòa nhà tiêu thụ gần 40% năng lượng. Trong khi đó, tốc độ đô thị hóa đáng kinh ngạc ở Trung Quốc hiện nay đang chiếm gần 1 nửa không gian nhà ở được xây mỗi năm.
-
Theo nhật báo Yomiuri, nghiên cứu này sẽ giúp cắt giảm năng lượng tiêu thụ của Việt Nam thông qua việc thúc đẩy sử dụng các sản phẩm điện gia dụng tiết kiệm điện năng của các doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam, trong đó có điều hòa không khí, tủ lạnh và bóng đèn.
-
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Năng lượng và nhiên liệu của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ, trong quá trình tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế để sản xuất diesel sinh học, ngoài đậu tương, cọ và các loại thực vật chứa dầu có thể dùng làm thức ăn, còn có một loại nguyên liệu nhiều hứa hẹn: nấm hay mốc. Đây là loại vật liệu tạo ra lượng lớn diesel sinh học thân thiện với sinh thái với giá thành thấp.
-
Sáng 21/10/2010, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tham dự, có ông Nguyễn Đình Hiệp, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Chánh Văn phòng Tiết kiệm năng lượng - Bộ Công Thương, các thành viên Ban soạn thảo Nghị định, đại diện các Bộ, Sở ngành, Viện nghiên cứu, các Hiệp hội, các Tổng công ty, công ty trong và ngoài nước cùng các cơ quan thông tấn báo chí.
-
Những nguồn năng lượng truyền thống như thủy điện, dầu mỏ, than… đều đang đứng trước những cảnh báo cạn kiệt buộc nhân loại phải vào cuộc tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế. Không chỉ trên thế giới, tại Việt Nam vấn đề này cũng đã được đặt ra từ lâu và một số nguồn năng lượng giải pháp đã được các nhà khoa học nước ta nghiên cứu, thử nghiệm và đưa vào ứng dụng thành công.
-
Trung tâm dự án nghiên cứu chế tạo xe hơi chạy bằng nước lã ở tỉnh Kanagawa, cách thủ đô Tokyo khoảng 50km. Chính phủ Nhật Bản và các công ty chế tạo xe hơi đã đầu tư 250 triệu USD cho dự án này. Trên thực tế, đây là loại ô tô chạy bằng điện. Dòng điện được tạo ra trực tiếp từ phản ứng hóa học giữa các nguyên tử khí hydro với khí oxy trong không khí để tạo thành nước. Trước đó, khí hydro đã được điều chế ở qui mô công nghiệp từ nước lã tại nhà máy.
-
Một vài loại pin mặt trời theo công nghệ mới này đang được nghiên cứu chế tạo. Hi vọn trong tương lai không xa, loại tế bào mới rất hiệu quả này sẽ được sử dụng rộng rãi.
-
Theo một nghiên cứu mới thực hiện ở Mỹ, nếu coi lượng đồ ăn bán ở siêu thị tương đương với 1,4 tỉ thùng dầu thì khoảng 350 triệu trong số đó sẽ trở thành thức ăn thừa. Một con số thể hiện quá rõ sự lãng phí!
-
Dưới sự quản lý dự án của Infineon, các đối tác nghiên cứu tìm cách phát triển hệ thống tiết kiệm chi phí với các thành phần điện tử tối ưu hóa năng lượng sử dụng và làm giảm đáng kể tổn thất điện năng của bếp cảm ứng.
-
Công ty này sử dụng một loại men đặc biệt có khả năng chuyển hoá xenlulozo trong thân cây và trong mùn cưa thành butanol (một thành phần của xăng). Sau giai đoạn này, các nhà nghiên cứu tin rằng họ có thể đưa butanol trở thành nhiên liệu cho động cơ phản lực.
-
Luôn đặt tiêu chí tiết kiệm năng lượng (TKNL), bảo vệ môi trường lên hàng đầu cho những thiết kế, nghiên cứu, hiện còn là “cha đẻ” của hàng loạt các loại đèn khử khuẩn, chiếu sáng ngõ xóm, chiếu sáng học đường, chiếu sáng cho nông nghiệp, thủy sản, nhà máy cơ khí, xưởng dệt... Ông là TS. Nguyễn Văn Khải - cựu Giám đốc Trung tâm Tư vấn đèn tiết kiệm điện năng và dung dịch Hoạt hóa Điện hóa.
-
Trong hai ngày 13 và 14 tháng 10 năm 2010, tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Trung tâm nghiên cứu năng lượng mới tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật lắp đặt pin mặt trời nối lưới. Chương trình tập huấn nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản cho các kỹ thuật viên trực tiếp thi công lắp đặt hệ thống pin mặt trời nối lưới tại nóc nhà trụ sở Bộ Công Thương cuối tháng 10 năm 2010.
-
Sở Công Thương Tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về tiết kiệm năng lượng TPHCM (ENERTEAM) tổ chức hội thảo giới thiệu Mô hình trình diễn kỹ thuật Lò nung gạch, gốm kết hợp thiết bị hóa khí từ trấu. Hội thảo nhằm tạo điều kiện cho cơ quan quản lý Nhà nước và cơ sở sản xuất gạch, gốm nắm được các qui định về môi trường và tiếp cận với công nghệ mới, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong sản xuất gạch, gốm để áp dụng vào sản xuất trong thời gian tới.
-
Các nhà nghiên cứu thuộc Cơ quan Khoa học quốc gia Australia (CSIRO) đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc sản xuất các tấm pin quang điện để biến ánh sáng mặt trời thành điện năng theo kỹ thuật in ấn.
-
Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng năng lượng tiêt kiệm và hiệu quả trong sản xuất gạch gốm, Sở Công Thương Tỉnh Đồng Tháp sẽ phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về tiết kiệm năng lượng (ENERTEAM) tổ chức hội thảo “Mô hình trình diễn kỹ thuật Lò nung gạch/gốm bốn buồng kết hợp thiết bị hóa khí từ trấu”.
-
Các thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông tiêu thụ khoảng 8% điện năng của EU và thải ra khoảng 4% CO2 mỗi năm. Theo Trung tâm hợp tác nghiên cứu của Hội đồng Châu Âu, con số này có thể tăng lên gấp đôi tới năm 2020. Nhằm góp phần ngăn chặn thảm họa này, các công ty sẽ cam kết tuân thủ theo bộ quy tắc hành xử nhất định.
-
Ngày 9.10.2010, tại Nhật Bản, khóa tập huấn về TKNL cho các cán bộ Việt Nam (ECVN7) đã kết thúc tốt đẹp, sau 12 ngày làm việc nghiêm túc, vừa nghiên cứu lý thuyết vừa thực tập vận hành máy tại các cơ sở làm tốt công tác TKNL của Nhật Bản. Ngày cuối cùng của khóa học, các học viên Việt Nam và các chuyên gia Nhật Bản đã dành nhiều thời gian trao đổi, rút kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến chương trình đào tạo. Sau khi các nhóm báo cáo kết quả thu hoạch, khóa đào tạo đã chính thức bế giảng, trao giấy chứng chỉ cho các học viên.
-
Dự án “mặt trời nhân tạo” sản xuất nguồn năng lượng sạch và an toàn có thể sẽ chấm dứt sự phụ thuộc vào những nguồn nhiên liệu đang cạn kiệt dần trên trái đất. Trụ sở nghiên cứu dự án “mặt trời nhân tạo” nằm bên ngoài thành phố Toki thuộc tỉnh Gifu, Nhật Bản. Nếu thành công, dự án khoa học này sẽ ảnh hưởng đến đời sống của mọi cư dân trên trái đất.