-
Một nhóm sáng chế đến từ California, Mỹ, đã thử nghiệm loại xe chạy bằng sức gió có tốc độ nhanh hơn gió. Chiếc xe “siêu nhanh” này được hãng Google và Joby Energy tài trợ cho nghiên cứu. Nhóm chế tạo gồm Rick Cavallaro và nhân lực thuộc khoa khí động lực học, ĐH bang San Jose.
-
GS. TS. Lê Danh Liên, Trung tâm nghiên cứu Năng lượng mới, Trường ĐHBK Hà Nội cho biết “Ở Việt Nam, các khu vực có thể phát triển năng lượng gió không trải đều trên toàn bộ lãnh thổ. Gió ở Việt Nam có hai mùa rõ rệt: Gió Đông Bắc và gió Đông Nam với tốc độ gió trung bình ở vùng ven biển từ 4,5 đến 6 m/s. Tại các đảo xa tốc độ gió tới 6 đến 8m/s. Như vậy tuy không cao bằng tốc độ gió ở các nước Bắc Âu ở vĩ độ cao nhưng cũng đủ lớn để sử dụng động cơ gió có hiệu quả.”.
-
Công ty đặt mục tiêu đạt được hiệu suất 21,5% cho sản phẩm của mình, và hiệu suất trong phòng thí nghiệm là 23,5% trong vòng 3 năm tiến hành dự án bắt đầu từ tháng 6 năm 2010. Để đổi lấy việc nắm quyền sở hữu trí tuệ của dự án này, Trina Solar sẽ chịu toàn bộ chi phí nghiên cứu.
-
Một đội nghiên cứu ở Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia ở Albuquerque, New Mexico,đang phát triển một công nghệ cho phép tạo ra nguyên liệu để sản xuất các loại nhiên liệu nhân tạo từ những khí chứa cacbon. Hệ thống dựa trên cerium oxit này có thể biến đổi CO2 thành CO, và có thể chuyển nước thành khí H2.
-
Điều tương tự có thể xảy ra với những chiếc ô tô điện (EVs) – sản phẩm công nghệ cao của thế kỉ 21 được không? Theo nghiên cứu của công ty Deloitte Consulting, xe điện sẽ chỉ chiếm khoảng 5% tổng lượng xe lưu thông trên toàn thế giới vào năm 2020
-
Đề tài khoa học của ông mang tên “Nghiên cứu, thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị lạnh sử dụng năng lượng thác nước và dòng chảy tự nhiên để sản xuất nước đá phục vụ đời sống,” đã được nghiệm thu tại Đại học Đà Nẵng và được đánh giá cao. Sau hơn một năm thử nghiệm, phó giáo sư đã chế tạo thành công hệ thống thiết bị làm lạnh sử dụng năng lượng thác nước và dòng chảy tự nhiên để sản xuất nước đá cho một số hộ dân ở Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế).
-
Là một đảo quốc phải thường xuyên hứng chịu sự tàn phá, khắc nghiệt của giông bão, chính phủ Cuba luôn tìm các giải pháp để khắc phục và hạn chế tối đa thiệt hại mà thiên tai gây ra. Trong những năm gần đây, đảo quốc Tự do trên vùng biển Caribbe đã và đang thực hiện chương trình xây dựng lại nhà cửa cho nhân dân theo hướng bền vững và thân thiện với môi trường. Đây là sáng kiến của tổ chức CIDEM thuộc Viện nghiên cứu và phát triển chính phủ Cuba và mô hình này đã được giới thiệu sang nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là khu vực Mỹ La-tinh.
-
TS Huỳnh Quyền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu công nghệ lọc hóa dầu Trường ĐH Bách khoa TPHCM, cho biết ông đã thành công trong việc thu hồi dầu diesel, xăng từ các sản phẩm nhựa plastic phế thải như vỏ chai, giấy ni lông, kim tiêm... bằng phương pháp thủy nhiệt.
-
Phát hiện thú vị của các nhà nghiên cứu Trường đại học Michigan, Mỹ cho thấy, đun nóng vi tảo trong thiết bị đun cao áp có thể đẩy nhanh quá trình tạo dầu thô từ hàng triệu năm (trong tự nhiên) xuống vài chục phút.
-
Hai nghiên cứu sinh tại trường Kế hoạch và Kiến trúc, Viện công nghệ Massachusetts giành giải nhất trong cuộc thi quốc tế về xây dựng bền vững với đề xuất thu hồi năng lượng cơ học từ chuyển động đi lại hoặc nhảy của con người thành năng lượng điện thông qua ý tưởng có tên gọi là Crowd Farm.
-
Dự án do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về Tiết kiệm Năng lượng (Enerteam) đã hoàn thiện mô hình lò nung gạch, gốm liên tục bốn buồng sử dụng công nghệ khí hóa trấu. Công nghệ mới này không những giúp các các lò gạch tận dụng được nguồn phế phẩm trấu nông nghiệp, mà còn giải quyết được triệt để mối nguy về ô nhiễm môi trường hiện nay.
-
Hiện dự án ĐHN tại Việt Nam đang trong giai đoạn chuẩn bị báo cáo nghiên cứu khả thi và xúc tiến tìm đối tác tư vấn. Ngày 4/5, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Nhà máy ĐHN cấp Nhà nước để chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện các công việc liên quan đến nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1.
-
Những thành viên của dự án đã tiến hành những cuộc mô phỏng công trình nhằm cung cấp đầy đủ hơn những bằng chứng về khả năng thích nghi của công nghệ xanh với các vùng sa mạc, đặc biệt là, những kết quả đầu tiên được giới thiệu tại hội nghị về khí hậu Copenhagen cuối tháng 12/2009.
-
Trong khi nghiên cứu về quy trình tái chế rác thải, các nhà nghiên cứu Thụy Điển đã đưa ra một hướng đi mới để chế tạo nguồn nhiên liệu thay thế từ nguyên liệu đặc biệt là vỏ cam.
Mohammad Taherzadeh và nhóm nghiên cứu tại Khoa kỹ thuật, ĐH Boras, Thụy Điển đã từng thành công trong sản xuất ethanol và khí sinh học (biogas) từ nhiều lại chất thải khác nhau và hiện nay đang tập trung nghiên cứu vào chất thải từ cam quýt.
-
Các chuyên gia nghiên cứu và phát triển công nghệ thu giữ khí thải cácbon (CCS) Canada cho rằng trong những năm tới nước này sẽ có một nguồn thu khổng lồ nhờ xuất khẩu công nghệ CCS cho các nước trên thế giới phục vụ mục tiêu bảo vệ môi trường.
-
Than được đốt cháy trong môi trường khí oxy nguyên chất thay vì trong không khí. Quá trình này tạo ra dòng khí chứa 90% khí CO2 và 10% hơi nước nên có thể dễ dàng chia tách. Phương pháp này có một bất lợi duy nhất là phải dùng rất nhiều năng lượng để loại bỏ khí CO2. SCCS cho biết một công nghệ mới mang tên Đốt cháy hóa chất tuần hoàn đang được nghiên cứu. Nếu thành công, quá trình này sẽ hầu như không tạo ra khí thải, và có thể được ứng dụng để cải tiến các nhà máy điện chạy than hiện tại.
-
Khu vực dự án được đặt trên diện tích 400m2 tại Trung tâm nghiên cứu CeRSAA. Tại tòa nhà độc đáo này, hệ thống quang điện của Solyndra được tích hợp vào các cấu trúc nhà kính. Solyndra đang hướng đến một công nghệ hình trụ có một không hai. Công nghệ này giúp thu ánh nắng mặt trời ở hướng trực tiếp, khuếch tán, và phản chiếu trên bề mặt 360 độ đồng thời cho phép truyền đồng nhất ánh sáng cho các khu vực bên dưới.
-
TQ đã đặt mục tiêu nâng tỷ lệ sử dụng năng lượng sạch trong tổng mức tiêu thụ năng lượng lên 15% vào năm 2020. Theo ông Li Junfeng, phó tổng giám đốc Cơ quan nghiên cứu năng lượng,(ERI) thuộc Ủy ban cải cách và phát triển nhà nước (NDRC), với mục tiêu này, TQ cần phải đạt mức 13% vào năm 2015. Ủng hộ quan điểm của Li, Wang Zhongying, một nhà nghiên cứu của ERI, cho rằng việc phát triển nguồn năng lượng mới là bắt buộc đối với TQ để có thể đạt mục tiêu về kiểm soát lượng khí thải.
-
Theo một bản báo cáo của Hội đồng nghiên cứu quốc gia do Quốc hội Hoa Kì ủy thác, bước chuyển đổi sang sử dụng phương tiện giao thông chạy bằng hiđro sẽ giảm thiểu sự phụ thuộc vào xăng dầu cũng như giảm phát thải khí cacbonic. Nhưng việc tạo ra những chiếc xe chạy bằng hiđro có khả năng cạnh tranh trên thị trường không phải là việc dễ dàng.
-
Những chiếc đèn sợi đốt 60W phổ biến một thời đang gặp phải sự tấn công trực diện của công nghệ chiếu sáng dùng điot phát quang LED.
Mới đây công ty Osram Sylvania của Mỹ đã cho ra mắt bóng đèn LED đa năng được thiết kế nhằm thay thế bóng đèn sợi đốt, đèn khí halogen và đèn huỳnh quang compact. Công ty cũng cho biết họ đang nghiên cứu một loại đèn LED thay thế khác có công suất lên tới75W.