-
Nhằm quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Nhà máy Điện Cà Mau đã áp dụng nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng, trong đó đặc biệt là giải pháp tiết kiệm năng lượng trong hệ thống lò thu hồi nhiệt.
-
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNLTK&HQ) không chỉ là giải pháp góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển bền vững, ổn định nền kinh tế đất nước, mà còn giúp doanh nghiệp (DN) tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, để tạo động lực cho DN triển khai các giải pháp SDNLTK&HQ, cơ quan quản lý Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế chính sách hợp lý trong thời gian tới.
-
Nhằm giúp cán bộ quản lý thị trường (QLTT) hiểu thêm về quy phạm pháp luật và các quy định đối với công tác dán nhãn năng lượng, từ đó xác định đúng hành vi vi phạm, ngày 30/6, Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững - Bộ Công Thương (Vụ TKNL&PTBV) phối hợp Văn phòng Tổng cục QLTT đã tổ chức Hội nghị phổ biến văn bản quy phạm pháp luật và các quy định đối với công tác dãn nhãn năng lượng.
-
Sáng ngày 01/07 tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo tham vấn Dự án xây dựng kế hoạch quản lý hiệu quả lạnh quốc gia (Dự án K-CEP) do Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững - Bộ Công Thương (Vụ TKNL&PTBV), Viện Sinh thái và Môi trường (EEI) và Công ty CP Tư vấn Năng lượng và Môi trường (VNEEC) phối hợp tổ chức; được tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới (WB).
-
Để chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, bên cạnh sự nỗ lực của cơ quan quản lý nhà nước, rất cần sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp.
-
Airiot, doanh nghiệp trẻ do nhà sáng lập Trần Nguyễn Duy Tuấn khởi nghiệp, cung cấp bộ sản phẩm giúp quản lý lượng điện và tiết kiệm điện.
-
Trong thời gian qua, chương trình mục tiêu quốc qia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hoạt động khá sôi nổi, nhưng tính lan tỏa, hiệu quả còn thấp, nhận thức của cộng đồng, doanh nghiệp, kể cả nhà quản lý vẫn còn hạn chế, do đó, lượng năng lượng tiết kiệm được còn khá khiêm tốn.
-
Cán bộ quản lý điện lực khẳng định các loại thẻ tiết kiệm điện không làm giảm tiền điện hàng tháng mà còn là thiết bị tiêu tốn điện...
-
Thông qua các giải pháp tiết kiệm điện mỗi năm, Trung tâm thương mại (TTTM) Vincom Nguyễn Chí Thanh do Công ty Cổ phần Vincom Retail quản lý vận hành và khai thác đã tiết kiệm được 1.590.309 kWh/năm, tương đương với giảm phát thải khí nhà kính gần 700 tấn CO2, kết quả này đã góp phần vào công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu của thủ đô Hà Nội.
-
Nghị định số 95/2019/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới, giảm tác động đến môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên và tuân thủ đúng quy hoạch.
-
Trong khuôn khổ các hoạt động ASEAN năm 2020 tại Việt Nam, Bộ Công Thương phối hợp với Trung tâm Năng lượng ASEAN tổ chức Giải thưởng thường niên về Quản lý năng lượng ASEAN.
-
Theo tính toán của một số nước phát triển thì việc quản lý năng lượng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được từ 2% đến 5% năng lượng tiêu thụ. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội cũng đang triển khai theo hướng này nhằm thực hiện tốt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Hội thảo nhằm giới thiệu công nghệ bơm nhiệt nước nóng tiên tiến nhất cũng như những ứng dụng của công nghệ này trong việc quản lý năng lượng.
-
Thực hiện nhiệm vụ năm 2019 thuộc Chiến lược Sản xuất sạch hơn (SXSH) trong công nghiệp đến năm 2020, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) tổ chức khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực SXSH và kiểm toán năng lượng cho cơ quan quản lý, đơn vị tư vấn về SXSH và giải pháp tiết kiệm năng lượng.
-
Ngày 3 tháng 4 năm 2019, tại Hà Nội, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Ngân hàng Thế giới và Ban Quản lý dự án Sẵn sàng tham gia thị trường carbon (VNPMR) – Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo triển khai Hợp phần xây dựng NAMA tạo tín chỉ, đề xuất công cụ thị trường áp dụng cho ngành thép Việt Nam.
-
Dự án được phối hợp thực hiện giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc. Trong đó, Vụ Tiết Kiệm Năng Lượng và Phát triển bền vững là Chủ dự án và Văn phòng hợp tác quốc tế KOICA là cơ quan thay mặt Chính phủ Hàn Quốc quản lý chi tiết khoản tài trợ 1,9 triệu USD.
-
Ngày 18/09/2018 tại Hà Nội, Công ty Cổ phần giải pháp Công nghệ Việt Nam (VETS) phối hợp với trường Đại học Điện lực và Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương tổ chức khóa đào tạo “Người quản lý năng lượng”.
-
Mạng lưới hiệu quả năng lượng đầu tiên ở Việt Nam đã chính thức hoạt động hồi tháng 7/2017 với mục tiêu giúp các công ty giảm thiểu chi phí năng lượng, nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh, thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo trong quản lý và sản xuất.
-
Ngày 28 tháng 12 năm 2016, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 36/2016/TT-BCT quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
-
Sau khi tích cực áp dụng các giải pháp quản lý năng lượng, chỉ sau 1 năm, Công ty TNHH Giấy và Bao bì Đồng Tiến đã giảm năng lượng tiêu thụ trên 1 tấn sản phẩm từ 621 kWh (năm 2016) xuống còn 541 kWh (năm 2017), tiết kiệm xấp xỉ 4,7 tỉ đồng tiền điện.