-
Tom Broadbent, sinh viên thiết kế công nghiệp của ĐH De Montfort (Anh), vừa phát triển hệ thống HighDro Power thu gom năng lượng từ chất thải, nước thải trong các đường ống ở những tòa nhà cao tầng.
-
Với số lượng cao ốc ngày càng nhiều ở một đất nước đang phát triển và hiện đại hóa như Việt Nam, ở từng nơi này, chúng ta có thể thay hệ thống điều hòa trung tâm (chạy bằng điện) bằng hệ thống máy lạnh hấp thu (vận hành bằng nhiệt), để tiết giảm được 50% - 60% lượng điện năng tiêu thụ cho cả tòa nhà.
-
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả TT TKNL – Sở Công Thương Tiền Giang đã triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy sử dụng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt, Tiền Giang đã mạnh dạn thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả năng lượng tại một số tòa nhà trụ sở.
-
Với những kết quả đó, The Landmark đã đoạt giải nhất “Tòa nhà hiệu quả năng lượng” năm 2009, loại hình tòa nhà cải tạo lại do Bộ Công Thương tổ chức. Đặc biệt, trong cuộc thi Tòa nhà hiệu quả năng lượng khu vực Đông Nam Á 2010 mới đây, tòa nhà này cũng “giật” được giải 3 tòa nhà cải tạo lại.
-
Hệ thống điều hòa không khí luôn là khu vực tiêu tốn nhiều điện năng nhất trong tòa nhà. Giải pháp tiết kiệm năng lượng được ứng dụng đầu tiên tại Ocean Park chính là lắp đặt hệ thống BMS điều khiển, kiểm soát tình hình tiêu thụ năng lượng cho hệ thống điều hòa.
-
Một dàn pin mặt trời phủ có diện tích hơn 100 m2 vừa cấp điện cho tòa nhà, vừa hòa điện lưới đảm bảo tòa nhà luôn có điện...
Hơn thế nữa, nó còn thể tận dụng điện lưới vào giờ thấp điểm, giá điện rẻ để tranh thủ sạc lại hệ thống điện mặt trời. Đó là ưu điểm của công nghệ mới vừa được thử nghiệm tại TP.HCM.
-
Cách TP Hồ Chí Minh 200 km về hướng Bắc, Tiến Đạt Mũi Né Resort (Bình Thuận) được biết đến như một khu nghỉ dưỡng cao cấp, không gian yên tĩnh thanh lịch với sự kết hợp hài hòa giữa biển xanh, bãi cát và những rặng dừa xanh mát. Mới đây khu nghỉ dưỡng này còn đạt giải nhì tòa nhà nhiệt đới cuộc thi “Tòa nhà hiệu quả năng lượng 2010” do Trung tâm Năng lượng ASEAN (ACE) tổ chức thường niên.
-
Trong khi có các tòa nhà khác cao hơn với nhiều tua bin được lắp đặt sau kết thúc quá trình xây dựng cơ bản, Strata đã bao gồm ý tưởng này ngay từ trong phương án kiến trúc. Ba tuabin gió được tích hợp khi chạy hết công suất sẽ tạo ra 8% nhu cầu năng lượng của tòa nhà, giúp tiết kiệm cho chủ sở hữu tòa nhà cũng như người dân rất nhiều tiền.
-
Vượt qua 18 hồ sơ của 6 nước trong khu vực gồm Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Myanmar và Singapore, khu nghỉ dưỡng Ana Mandara (Đà Lạt) đã đoạt giải nhất "Tòa nhà nhiệt đới" trong cuộc thi “Tòa nhà hiệu quả năng lượng và hệ thống quản lý năng lượng ASEAN 2010” do Trung tâm năng lượng Đông Nam Á (ACE) tổ chức. Cùng với Ana Mandara Đà Lạt, năm nay Việt Nam còn giành được nhiều giải cao thuộc về Công ty du lịch Tiến Đạt (Bình Thuận) và tòa nhà Landmark (TP.HCM). Lễ trao giải sẽ diễn ra tại Đà Lạt trong khuôn khổ chương trình Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 28 (từ 19-23/7/2010).
-
Theo tính toán của các kiến trúc sư, khi dùng vật liệu có hệ số cách nhiệt cao sẽ giúp tòa nhà giảm 20 - 30% chi phí tiền điện bởi không khí lạnh bị “nhốt” kín, điều hòa sẽ giảm công suất và lượng điện năng tiêu thụ sẽ bớt đi đáng kể.
-
Trong ngành Xây dựng, các tòa nhà, khách sạn, văn phòng công sở là đối tượng sẽ chịu sự điều chỉnh bắt buộc của Luật SDNLTK&HQ. Làm thế nào để tăng hiệu quả tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà là điều mà Bản tin TKNL kỳ này muốn chuyển tải đến bạn đọc thông qua ý kiến của một số nhà quản lý, kỹ sư trưởng các tòa nhà đã triển khai công tác TKNL và thu được những thành công nhất định.
-
Chính phủ liên bang Hoa Kỳ vừa hoàn thành một tòa nhà văn phòng tự túc năng lượng lớn nhất nước, với hy vọng các nhà phát triển bất động sản sẽ theo hướng đi này. Tòa nhà Hỗ trợ nghiên cứu có diện tích 2,06 ha được xây dựng trên khu đất của Phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo Quốc gia trực thuộc Bộ Năng lượng ở Golden, bang Colorado. Hơn 800 nhân viên sẽ làm việc tại đây khi tòa nhà chính thức khánh thành vào cuối tháng 8.
-
Sau các hệ thống sưởi ấm dựa trên các suối nước nóng dưới lòng đất và các cối xay gió mini được lắp đặt trong các tòa nhà, người dân Paris giờ đây sẽ có thêm một nguồn năng lượng sạch nữa ngay dưới những cây cầu nổi tiếng của họ. Chúng được gọi là “hydroliennes”, hay tuabin thủy lực, hoạt động nhờ dòng chảy của sông Seine.
-
Đầu tháng 5/2010, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ phát động cuộc thi “Tòa nhà hiệu quả năng lượng” lần thứ IV do Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng và UBND thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức. Đây là cuộc thi thường niên trên phạm vi toàn quốc, nhằm tôn vinh những công trình, tòa nhà hiệu quả năng lượng và tìm kiếm các mô hình tòa nhà kiểu mẫu.
-
Physalia là một kết cấu kết hợp giữa một tòa nhà và một chiếc thuyền. Mẫu thiết kế này được kiến trúc sư người Bỉ Vincent Callebaut giới thiệu mới đây với mục đích dùng để chu du qua tất cả các con sông ở châu Âu, tái sinh các dòng sông chết. Con tàu bằng nhôm khổng lồ này có khả năng biến nước bẩn thành nước có thể uống được. Bên cạnh đó, con tàu còn có khả năng tạo ra nguồn năng lượng nhiều hơn lượng nó đã tiêu thụ.
-
Lấy cảm hứng từ hoa loa kèn, các kiến trúc sư Trung Quốc đã thiết kế một tòa tháp hình bông hoa với độ cao 140 m. Tòa nhà này sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên, bền vững trong kiến trúc.
-
Dòng máy này không hoàn toàn phụ thuộc vào vào nguồn điện trên mạng lưới thông dụng mà còn được trang bị một bảng thu năng lượng mặt trời gắn bên ngoài tòa nhà để lấy năng lượng hoạt động
-
Kể từ ngày 1 tháng 7, thành phố Denver bang Colorado, Hoa Kì sẽ được thắp sáng bởi 2 mặt trời. Ngoài mặt trời tự nhiên soi sáng hằng ngày, sẽ có một mặt trời nhân tạo nhỏ hơn thắp sáng vào chiều tối. Mặt trời này sẽ mọc lên trên mặt bên của tòa nhà Minoru Yasui, sáng suốt đêm và lặn khi trời sáng. Đây là một dự án của họa sĩ Adam Frank với tên gọi SUNLIGHT và tất cả đều vận hành bằng năng lượng mặt trời.
-
Một khách sạn 188 phòng, công suất phòng 70% nhưng một tháng chỉ đóng có 170-200 triệu đồng tiền điện, trong khi khách sạn tương đương phải đóng tới 300 triệu đồng. Bí quyết nằm ở cách thiết kế, ứng dụng công nghệ “thông minh” vào tòa nhà
-
Quy định của Liên minh châu Âu (EU) về các tòa nhà hầu như không được thải khí CO2 sẽ có hiệu lực đối với tất cả các tòa nhà công mới ở EU sau năm 2018 và đối với tất cả các ngôi nhà và văn phòng hai năm sau đó.