-
Anh Nguyễn Văn Lâm, chủ cơ sở sản xuất gỗ xuất khẩu ở xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom (Đồng Nai), vừa lắp đặt thiết bị năng lượng mặt trời đun nóng nước cung cấp cho lò hơi. Anh cho biết: “Trước đây, tôi vận hành lò hơi hoàn toàn bằng điện. Từ khi đưa vào sử dụng năng lượng mặt trời, nhiệt độ nước ban đầu đưa vào lò hơi đã là 70-75 độ C nên thời gian lò hơi đạt công suất được rút ngắn rất nhiều. So với giá điện hiện nay, mỗi tháng tôi giảm chi phí hàng triệu đồng”.
-
Trung tâm giải trí và thể thao này rộng hơn 16 nghìn m2, do DSRA Envision Architecture thiết kế. 200 tấm thủy nhiệt trên mái cùng 36 đơn vị SolarDuct của trung tâm này sẽ làm gia nhiệt hệ thống thông gió cho các nhà chức năng. Theo Heather Mac Aulay, thành viên ban điều hành CanSIA khu vực Đại Tây Dương, chính quyền khu tự trị Halifax đã làm một điều đáng biểu dương khi cho vận hành một khu liên hợp như thế này.
-
Nắng và gió quả là những thứ… thừa mứa ở quần đảo Trường Sa. Nhưng với việc vận hành hệ thống điện năng lượng mặt trời và gió đã biến nguồn năng lượng vô giá này thành thứ có ích cho cư dân và chiến sĩ trên quần đảo này.
-
Công ty Solar Junction - một công ty tách ra từ Đại học Stanford đang thiết kế những pin mặt trời tiếp đa tầng, có hiệu quả cao dùng cho thiết bị thu ánh sáng mặt trời tập trung. Viện nghiên cứu năng lượng tái tạo quốc gia đã chứng nhận khả năng vận hành với mức tiết kiệm 40.9% của loại pin này. Đây là con số khá cao so với mức tiết kiệm năng lượng từ 15-20% của loại tế bào mặt trời silicon điển hình, có khả năng biến đổi ánh sáng thành nhiệt năng.
-
Việc khai thác năng lượng thủy triều mở ra một triển vọng lớn, hạn chế tối đa phát thải khí cacbonic gây hiệu ứng nhà kính. Công ty Minesto, Thuỵ Điển đã phát triển một thiết bị để khai thác nguồn năng lượng từ các đại dương. Đó là diều tua bin- dưới nước với phần trên là một chiếc diều, mang theo ở phía dưới một tuabin vận hành nhờ thuỷ triều..
-
Một nghiên cứu mới đây của Đại học Havard cho thấy khoản chi phí tiết kiệm trong quá trình vận hành không thể bù đắp được những tổn thất nhà máy nhiệt điện vô tình gây ra cho cộng đồng dân cư Mỹ, chừng 345 tỷ dolla.
-
UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành công văn số 230/UBND về việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả trong năm 2011. Công văn nhấn mạnh, thực hiện sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả không chỉ giúp vận hành an toàn hệ thống điện, đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh mà còn góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
-
So với thế giới, hiệu suất sử dụng năng lượng trong sản xuất công nghiệp của Việt Nam rất thấp: Trong các nhà máy điện đốt than, dầu chỉ đạt 28-32%, thấp hơn 10% so với các nước khác; hiệu suất của các lò hơi công nghiệp cũng chỉ đạt khoảng 60%, thấp hơn mức trung bình của thế giới 20%. Bộ Công Thương dự báo, với tốc độ sử dụng điện lãng phí như hiện nay, ngay giai đoạn 2010-2020, VN đã trở thành nước nhập khẩu và phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu. Do vậy, nếu giá điện tăng lên và vận hành theo giá thị trường sẽ khiến người dân hạn chế sử dụng điện và buộc các doanh nghiệp phải đầu tư máy móc, công nghệ mới, tiết kiệm năng lượng hơn.
-
Đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẳng định đã đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ nhân dân cả nước trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão 2011. Các nhà máy điện và hệ thống lưới truyền tải vận hành ổn định, sự cố lưới điện phân phối xảy ra không nhiều. Khi sự cố xảy ra, các Tổng công ty Điện lực đã khẩn trương xử lý, khôi phục cấp điện trong thời gian ngắn nhất. Đặc biệt về việc xả nước đợt 1 phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2010-2011, các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ, các trạm bơm được cung cấp điện liên tục, ổn định; ba hồ Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang đã xả 1,37 tỷ m3 nước.
-
Các nhà nghiên cứu tại đại học Leeds đang phát triển quy trình rang biến đổi sinh khối thô từ vật liệu lớn, tan trong nước thành bột giàu năng lượng dùng làm chất đốt cho các nhà máy điện sử dụng than đá. Quy trình vận hành ở nhiệt độ khá thấp và giống như quy trình đang được áp dụng để rang hạt café. Nếu các nhà khoa học có thể giải quyết được một số vấn đề cản trở thì quy trình này sẽ tạo ra bước chuyển đổi từ nhà máy điện đốt than đá sang sinh khối, từ đó có thẻ giảm phát thải khí nhà kính.
-
Các công ty điện mặt trời của Đức đã hồi phục từ cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về mặt lợi nhuận trong năm 2009, gây ra một cú sốc lớn trong thị trường đã được định hình. Tuy nhiên, hiện nay, các nhà phân tích vẫn cho rằng nền công nghiệp này có thể bị tấn công bởi một sự kiện gây rung chuyển khác trong vòng 12 tháng tới, khi các doanh nghiệp điện mặt trời của châu Á đạt được một bước tiến mới trong hoạt động vận hành.
-
Tại buổi họp báo tổ chức ngày 10/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Gerhard Schutz cũng cho biết đây là giải pháp cho phép chuyển nhiệt lượng của khí thải thành điện năng sạch, tái sử dụng nhiệt thải làm năng lượng vận hành. Tổng số vốn đầu tư cho dự án là 28 triệu USD, trong đó 10 triệu USD được sử dụng cho giai đoạn bảo trì.
-
Những ngày đầu năm 2011, nhiều nhà máy thủy điện ở miền Trung đang nỗ lực hoàn tất những khâu cuối cùng. Nhiều tổ máy lần lượt được đưa vào vận hành, sản xuất hòa lưới điện quốc gia, bổ sung sản lượng điện đáng kể góp phần duy trì, đảm bảo điện sinh hoạt, sản xuất và an ninh năng lượng quốc gia.
-
Từ khi tổ máy 1 đi vào vận hành tháng 10/2008 đến nay, Thủy điện A Vương (công suất 210 MW) đã phát được sản lượng gần 1,8 tỷ kWh, tương đương với doanh thu khoảng 1.150 tỷ đồng. Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy điện A Vương Nguyễn Trâm cho biết do có lợi thế là sử dụng cột nước cao nên khi huy động công suất Thủy điện A Vương và phát điện theo chiều cao cột nước sẽ rất hiệu quả.
-
Tuy nhiên, đến thời điểm này, các nguồn năng lượng vẫn ở dạng tiềm năng, do chưa có cơ chế và chính sách giá điện hợp lý để thu hút các nhà đầu tư. Nguồn năng lượng tái tạo rẻ nhất là thuỷ điện nhỏ và thủy điện, nếu có quy hoạch tốt, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch và quy trình vận hành, thì sẽ là nguồn năng lượng dồi dào, kinh tế. Thủy điện nhỏ được quy hoạch khoảng 4.000MW, nhưng mới có tổng công suất lắp đặt khoảng 500MW.
-
Sau kiểm tra, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao những biện pháp chủ động phối hợp chặt chẽ giữa các chủ hồ thủy điện, thủy lợi và chính quyền địa phương trong việc vận hành quy trình xả lũ. Phó Thủ tướng chỉ đạo, các ban ngành trong tỉnh cần tiếp tục chú trọng các biện pháp phòng chống lụt bão. Các chủ đầu tư cần tăng cường hệ thống quan trắc, bảo vệ hồ chứa, đồng thời phối hợp tốt với chính quyền địa phương siết chặt quy trình xả lũ, tránh gây ngập lụt đột ngột cho vùng hạ du.
-
Bưu chính New Zealand đang cùng với Hội đồng thành phố Wellington và Công ty Mitsubishi thử nghiệm phương tiện bưu chính chạy điện trong hai năm tới. BC New Zealand hiện phải vận hành một khối lượng phương tiện lớn để chuyển phát thư, hàng hóa và các dịch vụ khác với 7 máy bay, hơn 120 xe đẩy, 100 xe tải, 172 xe máy và 112 xe nâng. Lượng phương tiện vận chuyển này khiến cho mỗi năm BC New Zealand đều phải chi rất nhiều tiền cho nhiên liệu.
-
Khi lượng điện cung cấp nhờ sức gió trở nên hạn chế, Châu Âu có thể sẽ phải dựa vào các hồ thủy điện của Na Uy để vận hành trong tương lai. Ở lục địa này, từ lâu mọi người đã coi Na Uy như nguồn cung cấp năng lượng xanh – tuy nhiên, trên thực tế, liệu quan điểm này là phù hợp?
-
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dự báo, trong tháng 11, tình hình cung cấp điện vẫn chưa được cải thiện, do hệ thống điện quốc gia tiếp tục không có dự phòng và thiếu công suất đỉnh do các nhà máy nhiệt điện than mới vận hành chưa tin cậy, một số tổ máy nhiệt điện khác phải ngừng sửa chữa theo yêu cầu.
-
Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Khu CN Trà Nóc II, Quận Ô Môn) có sản phẩm chính là thủy sản và phụ phẩm đông lạnh. Năm 2009 chi phí năng lượng của công ty là 11,3 tỷ đồng chủ yếu là điện năng và dầu DO. Thông qua kiểm toán năng lượng lãnh đạo công ty đã nhận thấy tiềm năng tiết kiệm 378 triệu đồng mỗi năm chỉ bằng 2 giải pháp đơn giản là cải tạo hệ thống chiếu sáng và giảm vận hành thiết bị vào giờ cao điểm.