-
Theo dự báo, với tác động của dự án chiếu sáng công cộng hiệu suất cao tại Việt Nam (VEEPL) do GEF/UNDP tài trợ, đến 2014, 100% các đèn chiếu sáng hè phố sẽ sử dụng đèn HPS, CFL; 100% đèn chiếu sáng nội thất sẽ sử dụng đèn huỳnh quang T8, T5 và CFL. Sau khi thay thế các loại đèn trên bằng các sản phẩm tiết kiệm điện năng Việt Nam có thể tiết kiệm hàng triệu Kwh/năm.
-
Tại Nhà máy gạch Tiêu Giao và Hoành Bồ, những sáng kiến cải tiến hệ thống nung đốt từ việc sử dụng than cám sang sử dụng dầu FO tại lò nung tuy-nen, thu hồi nhiệt khí thải lò nung tuy-nen, cơ giới hóa công đoạn vận chuyển sản phẩm, cải tiến hệ thống quạt gió, quạt làm nguội... từng bước tăng năng suất lao động, hiệu suất chạy máy, giảm thiểu tiêu hao nhiên liệu, ổn định chất lượng sản phẩm.
-
Sự cố của các tổ máy nhiệt điện than mới ở miền Bắc đã được khắc phục và đưa vào vận hành trở lại, ở miền Bắc đã bắt đầu có mưa, miền Nam đã bước vào mùa mưa, trong khi nhu cầu điện không tăng, thậm chí có thể giảm 5- 7%
-
Kể từ đầu tháng 7 này, toàn bộ 10 Trung tâm thương mại và Đại siêu thị Big C trên toàn quốc sẽ được lắp đặt bóng đèn huỳnh quang T5 với tổng trị giá lên đến 9 tỷ đồng. Đây là loại đèn có hệ số chiếu sáng cao song có thể tiết kiệm điện năng lên đến hơn 30%.
-
Mỗi năm ngành điện Việt Nam cần đến 5 tỉ đô la Mỹ để đầu tư phát triển nguồn và lưới điện nhưng việc huy động vốn vẫn chủ yếu từ trong nước; trong khi các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn đứng ngoài cuộc vì chính sách và cơ chế để kêu gọi đầu tư vẫn chưa rõ.
-
Sau 8 ngày vận hành không tải an toàn, đạt các thông số kỹ thuật, vào lúc 11h15 ngày 25/6, tổ máy số 1 Thủy điện Sê Rê Pốc 3 công suất 110 MW chính thức phát điện lên lưới điện quốc gia, sớm hơn kế hoạch phê duyệt của Chính phủ 5 ngày. Việc tổ máy phát điện sớm hơn kế hoạch, mỗi ngày sản xuất sản lượng điện với giá trị làm lợi trên 2 tỉ đồng.
-
Được đánh giá là địa bàn có số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ lớn (chiếm đến 95%) trong số đó nhiều doanh nghiệp thiết bị lạc hậu, hư hỏng, gây lãng phí năng lượng. 80% năng lượng tiêu thụ hàng năm phục vụ sản xuất và sinh hoạt của Thừa Thiên Huế sử dụng điện năng.
Để giảm thiểu gánh nặng cho ngành điện, tiết kiệm chi phí, nhiều nỗ lực, biện pháp tiết kiệm năng lượng (TKNL) nói chung, tiết kiệm điện nói riêng đã được triển khai áp dụng trong mọi lĩnh vực của tỉnh.
-
Theo thông tin từ Sở KH&CN Bà Rịa - Vũng Tàu, sau khi tổ chức xét duyệt đề cương, Hội đồng khoa học tỉnh đã đồng ý cho triển khai tiếp đề án “Sử dụng chất thải chăn nuôi gia súc sản xuất khí sinh học (Bioga) để chạy máy phát điện” tại Doanh nghiệp tư nhân Tuấn Sang (huyện Xuyên Mộc), do GS.TS Bùi Văn Ga, Giám đốc Đại học Đà Nẵng làm chủ nhiệm.
-
Sở Công thương tỉnh Quảng Bình cho biết, tại xã vùng cao Thượng Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình), Công ty Schneider Electric Việt Nam (Tập đoàn Schneider Electric Cộng hòa Pháp) đầu tư xây dựng một trạm điện năng lượng mặt trời phục vụ đồng bào dân tộc Ma Coong.
-
Các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đã nhất trí triển khai dự án chung nhằm xây dựng các thành phố kiểu mẫu có lượng khí thải cácbon thấp thông qua việc sử dụng một cách có điều phối các công nghệ tiết kiệm năng lượng và tăng cường sử dụng năng lượng hạt nhân.
-
Công ty Công nghệ Môi trường Sạch của Australia (ECT) và Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Thăng Long (TinCom) của Việt Nam đã ký kết hợp đồng thương mại và đầu tư trị giá hàng trăm triệu USD, theo đó xuất khẩu than nâu đã qua xử lý sang Việt Nam
-
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNLTKHQ) là 1 trong 6 nhóm nội dung cơ bản của Chương trình mục tiêu quốc gia về SDNLTK&HQ giai đoạn 2006-2015.
Đồng hành cùng kế hoạch 10 năm của Chương trình Quốc gia SDNLTK&HQ (VNEEP) không thể không kể đến 1 cái tên hết sức quen thuộc với hàng triệu gia đình trên khắp thế giới và với người tiêu dùng Việt Nam nói riêng – Đó chính là Tập đoàn Ariston Thermo Group.
-
Văn phòng Tiết kiệm năng lượng - Bộ Công Thương vừa có buổi làm việc với Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) về dự án “Hỗ trợ sản xuất thử nghiệm các sản phẩm chiếu sáng thương mại bằng Led hiệu quả cao”.
-
Với chi phí đầu tư thấp, dễ dàng thực hiện mà hiệu quả đem lại dễ dàng nhận thấy, hệ thống chiếu sáng luôn được các doanh nghiệp chú trọng cải thiện trước tiên. Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp đều loại bỏ đèn sợi đốt thay vào đó là sử dụng bóng đèn compact vừa cho hiệu quả chiếu sáng gấp nhiều lần mà chi phí tiền điện giảm rõ rệt.
-
Ngoài việc hạn chế sản xuất vào giờ cao điểm và chuẩn bị các nguồn dự phòng, các cơ sở sản xuất có công suất tiêu thụ trên 3 triệu kWh/năm cần có kế hoạch kiểm toán năng lượng định kỳ.
-
Tính đến năm 2009, cả nước đã có 97 dây chuyền sản xuất xi măng đi vào hoạt động, với tổng công suất thiết kế là 57,4 triệu tấn. Năm 2010, dự kiến có thêm 13 dây chuyền hoàn thành, nâng công suất lên 11,7 triệu tấn. Đến năm 2011, có thêm 12 dây chuyền mới đi vào hoạt động, công suất dự kiến tăng thêm 9,36 triệu tấn.
-
Ngày 21/6, hàng trăm quan chức lãnh đạo, các chuyên gia về năng lượng, phát triển dự án và các nhà đầu tư đến từ bốn châu lục trên thế giới đã nhóm họp tại Philippines, tham dự diễn đàn kéo dài trong 5 ngày về tăng cường đầu tư và phát triển công nghệ nhằm thúc đẩy quá trình sử dụng năng lượng sạch tại châu Á và khu vực Thái Bình
-
Ngày 17.6, Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB đã cam kết tài trợ bổ sung 5.300 tỉ đồng vốn tín dụng đầu tư cho Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án điện đang diễn ra khá chậm thời gian qua.
-
TS Vũ Minh Mão, Chủ tịch Hội chiếu sáng Việt Nam ước tính, mỗi năm việt Nam có thể tiết kiệm trên 6,3 tỷ Kwh. Trên thực tế, tổng điện năng sử dụng cho hoạt động chiếu sáng ở nước ta vẫn ở mức cao, chiếm khoảng 35% trong khi trên thế giới tỷ lệ này chỉ chiếm 16-17%. Năm 2007 cả nước có khoảng 80 triệu bóng huỳnh quang T10 và chấn lưu sắt từ tổn hao cao 12W. Nếu thay được số bóng đèn đó bằng bóng T8 và 50 triệu bóng sợi đốt 60W bằng bóng compact 11W ước tính có thể tiết kiệm gần 3,5 nghìn MW.
-
Trao đổi với báo chí bên lề Hội thảo “Truyền thông với việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chiếu sáng”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào nhận định: Việc sử dụng năng lượng hiện nay, nhất là ở các cơ quan hành chính còn lãng phí. Đây là một trong những nguyên nhân gây thiếu hụt điện năng hiện nay.
-
Ngày 19/6, Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) khai mạc ở tỉnh Fukui - một trong những trung tâm sản xuất điện hạt nhân lớn nhất Nhật Bản.
-
Nhiệt điện sản xuất từ trấu là một hướng khai thác mới của nhiều nước có nền nông nghiệp phát triển. Trấu được đánh giá là nguồn nguyên liệu giá thành rẻ, giúp tiết kiệm tài nguyên không thể tái tạo, bảo vệ môi trường. Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển nhiệt điện từ trấu
-
Sử dụng năng lượng sạch là “vũ khí” làm chậm quá trình biến đổi khí hậu. TPHCM được đánh giá là nơi giàu nguồn tài nguyên nắng nhưng đến nay vẫn chưa được khai thác và sử dụng hợp lý. Gần đây, dù Khu Công nghệ cao TPHCM và Công viên 23-9 đã đưa vào sử dụng 32 trụ đèn dùng năng lượng mặt trời nhưng vẫn quá ít so với nhu cầu thực tế. Nguyên do là thành phố thiếu kinh phí hay chưa mạnh dạn đầu tư? PV Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Đào Anh Kiệt (ảnh), Giám đốc Sở TN- MT TPHCM, về vấn đề này