-
Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố vừa phát động chương trình “Gia đình tiết kiệm năng lượng lần I” năm 2010.
-
Tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, không chỉ là giải pháp tốt để bảo đảm anh ninh năng lượng cho Việt Nam cũng như các nước ASEAN khác, mà còn góp phần không nhỏ vào việc giảm thiểu nguyên nhân làm biến đổi khí hậu, vốn là một mối đe dọa lớn, đặc biệt là với những quốc gia ven biển như Việt Nam.
-
Các nhà khoa học đã làm một cuộc nghiên cứu, khảo sát và sửng sốt thấy rằng nhiên liệu dầu cung cấp cho chiếu sáng dẫn dụ hải sản chiếm tới hơn 50% tổng chi phí vận hành của mỗi đợt ra khơi. Trong 20 ngày ra khơi, một tàu cá đánh bắt xa bờ dùng đèn cao áp có thể hao tốn 200 lít dầu diesel/ngày, tức 3.400 USD/tháng. Thế nhưng, dùng LED có thể tiết kiệm gần 3.000 USD.
-
Ngày 29/7, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chính thức công bố thông tin trên. Ông Lý Hồng Đức, Phó tổng giám đốc - Tổng Công ty Dầu Việt Nam thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho biết, xăng sinh học E5 được bán với giá bán rẻ hơn so với xăng A92 là 500 đồng/lít.Xăng sinh học E5 sẽ được bán trên 20 điểm bán đầu tiên tại 5 tỉnh/ thành phố ở Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Hải Dương và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ ngày 1/8.
-
Các nhà khoa học cho biết ý tưởng của mô hình tuốcbin phong điện kiểu này dựa trên kết cấu của lá cây sung dâu và công nghệ dàn khoan dầu nổi. Chúng sẽ khắc phục những yếu điểm về trọng lượng của tuốcbin truyền thống. Dự kiến những chiếc tuốcbin Aerogenerator đầu tiên sẽ ra lò vào năm 2013-2014 sau hai năm nghiên cứu.
-
Hiện nay giá điện ở bậc thang thứ 4 (151 – 200 kWh) đã lên tới 1.594 đồng/kWh, và nếu xem như tiền điện máy tính sử dụng là dạng phụ trội đưa điện nhà lên mức thang thứ tư thì số tiền điện do hệ thống máy tính sử dụng có thể lên đến gần 100 ngàn/máy. Sau đây là các phân tích cũng như hướng dẫn để giúp sử dụng máy tính tiết kiệm nhất.
-
Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) là quốc đứng đầu thế giới về xuất khẩu dầu mỏ, nhưng theo ý kiến của chuyên gia năng lượng thay thế quốc tế, ông Sultan Al Jaber thì các quốc gia Trung Đông này trong tương lai có thể trở thành nước dẫn đầu thế giới về năng lượng thay thế.
-
Theo Bộ Công Thương, hiện trạng ứng dụng phong điện (điện gió) – một trong những nguồn năng lượng tái tạo quan trọng ở Việt Nam, hiện mới ở dạng ban đầu, với tổng công suất lắp đặt khoảng 9 MW, trong đó 7,5 MW đã nối lưới nhưng chưa có giá bán. Các turbine nhỏ quy mô gia đình (150-200 W) chủ yếu lắp đặt ở khu vực ngoài lưới.
-
Để đáp ứng đủ điện cho người dân sử dụng, chủ yếu là chạy máy điều hòa và các phương tiện chống nóng, Sở điện lực thành phố đã tăng công suất phát điện và bố trí 21 máy phát điện lưu động sẵn sàng bổ sung điện trong trường hợp cần thiết.
-
Hiếm có biện pháp nào hiệu quả để giảm khí thải CO2 bằng việc thay ôtô bằng xe đạp khi di chuyển trên quãng đường ngắn.Phương tiện giao thông hợp với túi tiền của người nghèo này còn góp phần nâng cao sức khỏe, giảm tình trạng thừa cân mà không cần đến thuốc.
-
Máy phát điện bằng năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới được xây dựng ở Thượng Hải bắt đầu hoạt động. Chiếc máy phát điện này sử dụng 20.000 tấm quang điện mặt trời có thể cung cấp lượng điện 6.300.000 kwh/ năm.
-
IEA cho biết, trong năm 2009, Trung Quốc tiêu thụ khối lượng năng lượng gồm dầu thô, than đá, năng lượng hạt nhân, khí đốt tự nhiên... tương đương 2.252 triệu tấn dầu mỏ, cao hơn 4% so với tổng khối lượng năng lượng mà Mỹ tiêu thụ.
-
Trong dịp về Bắc Giang vừa qua, tôi được biết có nhiều hộ chăn nuôi ở đây đã và đang lắp đặt bể biogas bằng vật liệu composite. Việc đầu tư lắp đặt bể biogas khai thác khí sinh học từ chất thải trong chăn nuôi tạo nguồn năng lượng mới thay chất đốt rơm rạ trong đun nấu đã được nông dân ở đây quan tâm từ lâu. Tuy nhiên, với các gia đình nông dân, bỏ ra một lúc hơn 10 triệu đồng để sử dụng một bể biogas bằng vật liệu composite, thì đây được coi là “tư duy tiến bộ”, nhất là việc bảo vệ môi trường...
-
Bắc Kinh đã lên tiếng phủ nhận thông tin từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng, Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới. Ngày 20/7, nhiều tờ báo quốc tế dẫn số liệu từ IEA cho biết, trong năm 2009, Trung Quốc tiêu thụ 2,252 tỷ tấn quy dầu từ các nguồn than đá, dầu thô, khí tự nhiên, năng lượng nguyên tử…, nhiều hơn 4% so với mức tiêu thụ năng lượng của Mỹ.
-
Biên bản thỏa thuận tập trung vào những vấn đề quan trọng về năng lượng trong thời gian tới như thỏa thuận đẩy mạnh hơn nữa các hợp tác kết nối lưới điện ba nước (dự án chung), đặc biệt là dự án liên kết mức 230 kV và 500 kV; hỗ trợ khai thác khả năng phát triển thủy điện trên dòng chính sông Mekong trên cơ sở đảm bảo môi trường, hệ thống sinh thái và xã hội
-
Tại hội nghị phát triển năng lượng sạch tại Washington 20/7/2010, các nền kinh tế lớn, chiếm hơn 80% GDP toàn cầu, cam kết hợp tác tăng cường sử dụng năng lượng hiệu quả nhằm giảm bớt nhu cầu xây dựng các nhà máy điện trong tương lai
-
Trên cơ sở phân tích số liệu của 151 trạm khí tượng thuỷ văn trên toàn quốc, cơ sở bản đồ gió của Ngân hàng Thế giới công bố năm 2001, và các số liệu các trạm đo gió từ năm 1998 đến năm 2009, tiềm năng gió trên đất liền và vùng ven biển hải đảo của Việt Nam đạt khoảng 713.000MW. Trong khi đó, tống công suất của các nhà máy điện trên toàn quốc tới hết năm 2009 mới là 19.378MW.
-
Hiện tại Đức thu được 16% tổng điện năng từ gió, mặt trời và các nguồn năng luợng có thể tái tạo khác, cao hơn gấp ba lần so với cách đây 15 năm. “Việc chuyển đổi hoàn toàn sang dạng năng lượng tái tạo vào năm 2050 là khả thi nhờ vào các thành tựu kĩ thuật và sinh thái học” và “đây là một mục tiêu rất thực tế có căn cứ vào những công nghệ sẵn có, nó không phải là một chiếc bánh trên trời!”, chủ tịch Cục Môi trường Liên bang Jochen Flasbarth khẳng định.
-
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cảnh báo nếu không nhanh chóng chuyển đổi nền kinh tế từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng sạch, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050. Cứ một năm trì hoãn quá trình chuyển đổi này, thế giới lại mất 500 tỷ USD.
-
Được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo sạch khá dồi dào, nhưng ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo vẫn ở bước đầu chập chững và còn nhiều hạn chế ở Việt Nam. Theo “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050”, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2007, mục tiêu hướng tới của các nguồn năng lượng mới và tái tạo vẫn còn ở mức khiêm tốn (đạt tỉ lệ khoảng 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp đến năm 2010 và 11% vào năm 2050)
-
Bộ Năng lượng Mỹ cho biết cuộc họp kéo dài hai ngày sẽ tuyên bố các sáng kiến chung của các nền kinh tế lớn chiếm tới 80 % GDP của thế giới.Các Bộ trưởng Năng lượng và quan chức cao cấp từ 21 quốc gia sẽ tập hợp tại Washington theo một sáng kiến của chính quyền Tổng thống Barack Obama, đặt trọng tâm vào việc tạo công ăn việc làm trong ngành năng lượng sạch.
-
Loeung Keosela, giám đốc điều hành của REF – một tổ chức được hỗ trợ bởi Ngân hàng thế giới đang hướng tới việc cung cấp điện cho mọi ngôi làng ở Campuchia vào năm 2020 – cho biết trên tờ Phnom Penh Post, tổ chức này có kế hoạch bán những tấm pin mặt trời cho các hộ gia đình ở nông thôn với hình thức trả góp hàng tháng.
-
Phần lớn năng lượng sử dụng tại Syria hiện nay dựa vào các nhà máy địa nhiệt. Từ trước đến nay, những nhà máy này sử dụng dầu nặng, nhưng gần đây khí tự nhiên đã được sử dụng nhiều hơn, cả 2 loại nhiên liệu chiếm tới hơn 90% lượng điện năng được sản sinh.