Saturday, 23/11/2024 | 02:12 GMT+7

Nga hướng đến xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân

14/11/2013

Theo Reuters, Nga đang tăng cường phát triển ngành công nghiệp điện hạt nhân trong nước nhằm đẩy mạnh xuất khẩu điện hạt nhân.

Theo Reuters, Nga đang tăng cường phát triển ngành công nghiệp điện hạt nhân trong nước nhằm đẩy mạnh xuất khẩu điện hạt nhân. Với gói sản phẩm toàn diện “Xây dựng, Sở hữu, Vận hành” (mô hình BOO) thì châu Á và châu Âu đang là thị trường mà Nga muốn hướng đến.
a03920928_busheher_control_room.jpg
Theo mô hình BOO, Rosatom sẽ cung cấp tài chính để xây dựng nhà máy điện hạt nhân với điều kiện, Rosatom sẽ vận hành nhà máy điện hạt nhân trong vòng 60 năm. Đồng thời, chính Rosatom sẽ thu mua lại rác thải hạt nhân-điều mà không có quốc gia nào làm được.

Ông Sergei Kiriyenko, người đứng đầu Tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Nga Rosatom cho biết: Rosatom đang tìm kiếm lợi nhuận từ điện hạt nhân và muốn cung cấp điện hạt nhân cho toàn thế giới.

Trước đó, vào tháng 7 vừa qua, ông Kiriyenko, cựu thủ tướng Nga cũng đã từng khẳng định điều này tại diễn đàn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).

Để thực hiện được tham vọng này, Chính phủ Nga đã lên kế hoạch tăng cường điện hạt nhân trong nước. Theo đó, điện hạt nhân sẽ cung cấp 25% tổng điện năng của Nga vào năm 2030. Nga hiện có 16 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động, cung cấp 16% tổng điện năng của Nga và hiện nay đang cho xây thêm 9 lò phản ứng hạt nhân.

Để thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp điện hạt nhân, Tập đoàn Rosatom chính là sự cụ thể hóa khi chính phủ Nga đã kết hợp ngành công nghiệp hạt nhân dân sự và quân sự thành một.

Rosatom đang chịu trách nhiệm tất cả các khía cạnh của ngành công nghiệp hạt nhân Nga từ khai thác, làm giàu uranium cho đến sự phát triển mạng lưới hạt nhân, xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Trong số 68 lò phản ứng hạt nhân đang được xây dựng trên toàn cầu thì có đến 28 lò thuộc Rosatom, trong đó có 19 lò tại nước ngoài, 9 lò còn lại ở nước Nga.

Hiện nay, Rosatom đang giới thiệu gói sản phẩm toàn diện “Xây dựng, Sở hữu, Vận hành” trong xây dựng lò phản ứng hạt nhân ra toàn thế giới. Theo mô hình BOO này, Rosatom sẽ cung cấp tài chính để xây dựng nhà máy điện hạt nhân với điều kiện, Rosatom sẽ vận hành nhà máy điện hạt nhân trong vòng 60 năm. Đồng thời, chính Rosatom sẽ thu mua lại rác thải hạt nhân-điều mà không có quốc gia nào làm được.

Đây cũng chính là lý do mà gói sản phẩm trên của Rosatom đã được nhiều quốc gia chưa từng có điện hạt nhân như: Belarus, Bangladesh... lựa chọn, ký kết hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Theo NangluongVietnam