Saturday, 23/11/2024 | 08:05 GMT+7

Năng suất hiệu quả - tương lai cho năng lượng Việt Nam

19/05/2015

Năng suất là một trong những công cụ quan trọng nhất mà chúng ta có thể sử dụng để quản lý kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất năng lượng.

“Kinh tế không thể tồn tại nếu không có năng suất”. Câu nói của cựu Thủ tướng Anh Benjamin Disraeli chưa khi nào đúng hơn trong bối cảnh năng lượng hiện đại ngày nay.

Ngành điện đang cần một cú huých để cải thiện năng suất lao động

Năng suất là một trong những công cụ quan trọng nhất mà chúng ta có thể sử dụng để quản lý kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất năng lượng. Hơn nữa, đây là một yếu tố cơ bản trong quá trình phát triển kinh tế và an ninh quốc gia.

Trong những năm gần đây, nhu cầu về điện tại Việt Nam đã tăng gấp đôi so với tăng trưởng GDP. Với nhu cầu về điện được dự đoán sẽ tăng thêm 16% trong vòng 4 năm tới, tình trạng thiếu điện gần như khó tránh khỏi. Rõ ràng, Việt Nam cần một sự phát triển xa hơn dành cho ngành năng lượng này.

Đất nước ngày càng phát triển dẫn đến sự gia tăng trong nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Đối với Việt Nam -  nền kinh tế được kỳ vọng sẽ phát triển ổn định hơn 5% cho đến năm 2020, nhu cầu về điện được dự kiến sẽ tăng lên khoảng 360 tỷ kWh vào năm 2020, mặc dù con số dự đoán tối đa cho năm 2015 là 210 tỷ kWh.

Trong thập kỷ qua, Việt Nam tập trung vào phát triển lưới điện quốc gia. Đến năm 2012, 96,4% các hộ gia đình đã có điện. Tuy nhiên, theo báo cáo của USAID, đến năm 2014, vẫn còn gần 550.000 hộ gia đình không thể tiếp cận được với lưới điện quốc gia. Những hộ gia đình này thường ở miền núi, hải đảo hoặc có điều kiện sống thấp.

Có hai mô hình sản xuất điện có thể giúp chúng ta vượt qua những thử thách này. Đó là kế hoạch sản xuất điện quốc gia với xương sống của một mạng lưới truyền tải điện toàn lãnh thổ; hoặc một mô hình phân phối điện giúp cho việc sản xuất điện diễn ra ngay tại địa phương.

Nhiều công đoạn trong sản xuất, kinh doanh của ngành điện vẫn còn khá thô sơ

Hiệu quả trong sản xuất cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi việc lựa chọn nhiên liệu và năng suất của các nhà máy điện; bao gồm, nhưng không giới hạn ở hiệu quả của quá trình vận hành và các thiết bị. Công nghệ chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chi phí và hiệu quả sản xuất điện. Ngoài việc cung cấp hơn 10 đơn vị tua-bin khí (Frame 6 và 9FA) cùng với hai tua-bin hơi nước 300 MW (D5) cho Việt Nam, GE cũng giới thiệu công nghệ tua-bin khí H-class cùng công nghệ tua-bin hơi nước mới nhất đến với thị trường này.

Theo Tổ chức Tua-bin khí Thế giới, tua-bin khí 9HA của GE được công nhận là tua-bin khí hiệu quả nhất thế giới với chỉ số năng suất là 63%. Tua-bin 9HA giúp đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu sang điện của GE một cách hiệu quả nhất. Nó còn giúp làm giảm lượng khí thải CO2 và giảm chi phí vận hành và bảo dưỡng, từ đó giúp tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường và giảm giá điện cho người tiêu dùng điện ngay tại địa phương cho phép sử dụng nguồn điện tại các vùng nông thôn mà gần như không cần sử dụng đến lưới điện, mang đến sự linh hoạt khi vận hành hệ thống mà vẫn tuân theo những quy định khắt khe về môi trường.  

Điện phân phối mang đến nhiều tiện ích khi nâng cao hiệu suất của các khu công nghiệp và khu dân cư, đảm bảo khả năng cung cấp điện khẩn cấp nếu có thiên tai hoặc các trường hợp mất điện đột ngột. Đây được coi là một giải pháp an toàn và hợp lý dành cho những đất nước có nhu cầu cao về nguồn năng lượng điện.

Theo VietQ.vn