Monday, 23/12/2024 | 16:36 GMT+7

Tuyên truyền viên về tiết kiệm điện

06/10/2023

Nhờ áp dụng phương pháp tiết kiệm điện hiện nay, cùng lao động, cùng năng suất, cùng loại sản phẩm… chi phí tiền điện tại cơ sở của ông Trì Cảnh ấp Trà Tro B, xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, Trà Vinh) giảm khoảng 700 nghìn đồng/tháng.

Ông Trì Cảnh, sinh năm 1976, chủ cơ sở sản xuất Trì Cảnh, ấp Trà Tro B, xã Hàm Giang, huyện Trà Cú cho biết: từ đầu năm 2022 đến nay, sau khi hết dịch bệnh Covid-19, các sản phẩm được sản xuất từ tre, tầm vong… do cơ sở sản xuất bắt đầu tiêu thụ mạnh, nhất là thị trường phục vụ trang trí nội thất, ngành du lịch ở ngoài tỉnh.
Lao động đang thực hiện công đoạn đục mọng thanh giường tre tại cơ sở của ông Trì Cảnh, ấp Trà Tro B, xã Hàm Giang
Theo ông Trì Cảnh, hiện cơ sở sản xuất 06 loại sản phẩm chủ lực: sa - lon, giường tre, thang, kệ…; giải quyết việc làm thường xuyên 05 lao động. Để nâng cao năng suất sản xuất, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng cũng như đơn hàng, ông Trì Cảnh đã hợp đồng với 24 hộ dân trong các ấp của xã Hàm Giang để thực hiện làm gia công cho cơ sỏ ở các công đoạn: thanh, đố, mè... 
Hiện nay, không riêng cơ sở sản xuất của ông Trì Cảnh, mà các hộ theo nghề truyền thống ở Làng nghề tiểu thủ công nghiệp Hàm Giang đều quan tâm đến các giải pháp nhằm giảm chi phí trong quá trình sản xuất, góp phần tăng lợi nhuận. Trong đó, khâu tiết kiệm điện được các cơ sở/hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp nơi đây đặc biệt quan tâm.
Hiện nay, các công đoạn để sản xuất các sản phẩm của hộ/cơ sở phần lớn đều sử dụng các thiết bị có tiêu hao điện năng: cắt tre nguyên cây ra thành đoạn, đục mọng, bào mắt tre… Do vậy, để hạn chế tiêu thụ điện năng, sau khi có đơn hàng, các lao động tiến hành phân loại cỡ của từng cây tre, tầm vong, tương ứng với các bộ phận của sản phẩm muốn sử dụng. Sau đó, những công đoạn như: cắt đoạn, đục mọng, bào mắc tre… được những lao động thực hiện cùng một lúc, khi xong hết bộ phận này, mới chuyển sang bộ phận khác. Việc sáp xếp lao động này này vừa nhanh, vừa tránh tình trạng nhiều máy hoạt động do làm nhiều bộ phận cùng lúc, phí thời gian, dẫn đến chậm công suất, tiêu hao điện năng lớn.
Bằng kinh nghiệm tiết kiệm điện hiệu quả từ phương pháp này tại cơ sở của mình, ông Trì Cảnh còn hướng dẫn cho 24 hộ làm gia công cho ông thực hiện theo. Đồng thời, hiện nay nhiều hộ làm nghề này ở Làng nghề tiểu thủ công nghiệp Hàm Giang cũng làm theo.
Nhân viên Điện lực Trà Cú Thạch Văn Nhặn cho biết: nhờ áp dụng phương pháp tiết kiệm điện hiện nay, cùng lao động, cùng năng suất, cùng loại sản phẩm… cơ sở của ông Trì Cảnh chi phí tiền điện bình quân từ 0,9 - 0,95 triệu đồng/tháng; trước đây, khi chưa áp dụng, cơ sở của ông Trì Cảnh chi phí tiền điện bình quân từ 1,6 - 1,65 triệu đồng/tháng.
Theo: Điện lực Trà Vinh