Friday, 08/11/2024 | 02:34 GMT+7

Tiết kiệm 378 triệu đồng chỉ bằng 2 biện pháp sử dụng hiệu quả điện năng

04/11/2010

Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Khu CN Trà Nóc II, Quận Ô Môn) có sản phẩm chính là thủy sản và phụ phẩm đông lạnh. Năm 2009 chi phí năng lượng của công ty là 11,3 tỷ đồng chủ yếu là điện năng và dầu DO. Thông qua kiểm toán năng lượng lãnh đạo công ty đã nhận thấy tiềm năng tiết kiệm 378 triệu đồng mỗi năm chỉ bằng 2 giải pháp đơn giản là cải tạo hệ thống chiếu sáng và giảm vận hành thiết bị vào giờ cao điểm.

Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Khu CN Trà Nóc II, Quận Ô Môn) có sản phẩm chính là thủy sản và phụ phẩm đông lạnh. Năm 2009 chi phí năng lượng của công ty là 11,3 tỷ đồng chủ yếu là điện năng và dầu DO. Thông qua kiểm toán năng lượng lãnh đạo công ty đã nhận thấy tiềm năng tiết kiệm 378 triệu đồng mỗi năm chỉ bằng 2 giải pháp đơn giản là cải tạo hệ thống chiếu sáng và giảm vận hành thiết bị vào giờ cao điểm.


Nhìn chung trang thiết bị dây chuyền sản xuất tại Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ đều được trang bị tốt và đồng bộ với đa phần được đầu tư mới năm 2007. Trung bình điện năng tiêu thụ hàng tháng của toàn nhà máy là trên 1 nghìn KWh tương đương khoảng 100 triệu đồng. Điện năng tiêu thụ chủ yếu phục vụ hệ thống cấp đông, đá vẩy, kho lạnh và làm nước nóng.


thuysan.jpg 


Tổng hợp các giải pháp tiết kiệm năng lượng doanh nghiệp có thể tiết kiệm 378 triệu đồng/năm tương đương với lượng điện 219 nghìn KWh, giảm phát thải 137 tấn CO2/năm. Theo tính toán mức vốn đầu tư ban đầu cần là 260 triệu đồng, thời gian thu hồi vốn chỉ khoảng 0,7 năm.

 

Sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệu quả

 

Kết quả đo đạc mức tiêu hao năng lượng tại Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ cho thấy hệ thống chiếu sáng hàng ngày tiêu tốn lượng điện năng đáng kể. Hiện tại nhà máy chủ yếu sử dụng thiết bị chiếu sáng công suất lớn, công nghệ lạc hậu bao gồm 905 bộ đèn huỳnh quang T8-36W với chấn lưu sắt từ, 37 bộ đèn cao áp 150W và 26 bóng compact 110W. Giải pháp tiết kiệm điện năng cho hệ thống chiếu sáng được đề xuất là thay toàn bộ chấn lưu sắt từ bằng chấn lưu điện tử.

 

Đại diện Trung tâm nghiên cứu và phát triển về tiết kiệm năng lượng (ENERTEAM) phân tích, đèn huỳnh quang sử dụng chấn lưu điện tử không chỉ mang lại lợi ích tiết kiệm điện năng mà còn có nhiều ưu điểm vượt trội như khở động nhanh, không gây tiếng ồn, giúp đèn có thể hoạt động ngay cả trong điều kiện điện áp thấp. Chấn lưu sắt từ giúp gia tăng tuổi thọ của đèn, hơn nữa lắp đặt dễ dàng và ít tốn công bảo trì, bảo dưỡng.

 

Áp dụng thực tế tại Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ tiềm năng tiết kiệm tiết kiệm điện năng là khoảng 80 nghìn KWh/năm tương đương gần 88 triệu đồng. Thực hiện giải pháp sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệu quả doanh nghiệp cần đầu tư 109 triệu đồng, ước tính thời gian hoàn vốn là 1,2 năm.

 

Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo, đối với một số bộ đèn huỳnh quang đôi nhà máy nên sử dụng loại chấn lưu điện tử đôi vừa tiết kiệm mà còn giảm chi phí đầu tư.

 

Tránh giờ cao điểm, hạn chế vận hành non tải

 

Đa phần máy nén và các tủ đông của nhà máy thường xuyên làm việc non tải. Với máy nén số 5, công suất định mức là 180 KW tuy nhiên có những thời điểm nhóm kiểm toán năng lượng ghi nhận công suất vận hành thiết bị chỉ khoảng 70KW tức là bằng khoảng 40% công suất định mức. Hiện tại nhà máy luôn vận hành máy nén số 5 kèm theo đó là 4 đến 5 tủ đông  với suất tiêu thụ điện khoảng 180-210 KWh/tấn.

 

Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ đã tiến hành áp dụng quản lý năng lượng tiêu chuẩn của hệ thống ISO 9001:2000. Theo đó, các số liệu tiêu thụ năng lượng như điện năng, dầu, gas, nước và sản lượng sản xuất hàng ngày, hàng tháng được các bộ phận ghi nhận và báo cáo đầy đủ.

Theo các chuyên gia, nhà máy vẫn nên xây dựng hệ thống quản lý năng lượng hoàn chỉnh với các chính sách, tổ chức chuyên nghiệp. Đánh giá sơ bộ tiềm năng tiết giảm khi thực hiện hệ thống quản lý năng lượng là khoảng 5,2% lượng điện tiêu thụ cho toàn bộ công ty tương đương 54,5 nghìn Kwh/tháng, gần bằng 57 triệu đồng.

Để giảm tiêu thụ điện cho những động cơ kể trên nhà máy chỉ nên vận hành máy nén với 3-4 tủ đông, cố gắng để máy vận hành từ 70 đến 90% công suất thiết kế. Đồng thời giảm thời gian thiết bị chạy không tải xuống mức thấp nhất có thể.

 

Theo tính toán, với giải pháp này nhà máy sẽ tiết kiệm được từ 20-30% điện năng tiêu thụ cho việc cấp đông. Như vậy, việc bố trí kế hoạch sản xuất hợp lý sẽ giúp nhà máy tiết kiệm 120 nghìn Kwh/năm tương ứng 134 triệu đồng.

 

Tương tự với các khu vực máy nén số 3,4, 6,7 và 8, việc tránh hoạt động giờ cao điểm và giảm thời gian chạy không tải cũng mang lại lợi ích tiết kiệm đáng kể. Chẳng hạn tại khu vực máy nén số 6 và 7, tiềm năng tiết kiệm là 8% điện năng tiêu thụ. Với máy nén số 8, mức tiết kiệm là 156 triệu đồng/năm với mức đầu tư ban đầu là 150 triệu đồng phục vụ cho việc lắp đặt thêm 1 kho chứa đá vảy.

 

Hùng Linh