Friday, 08/11/2024 | 20:26 GMT+7
Trong 2 ngày 15-16 tháng 4 năm 2010, Ban chỉ đạo dự án Dỡ bỏ
rào cản để thực thi có hiệu quả các tiêu chuẩn và nhãn hiệu suất năng lượng (gọi
tắt là BRESL) đã nhóm họp tại khách sạn Sofitel plaza Hà Nội. Tại Việt
Dự án BRESL với nỗ lực chung của Việt Nam và 5 nước châu Á gồm Trung Quốc, Indonesia, Pakistan, Bangladesh và Thái Lan hướng tới mục tiêu thông qua việc kết hợp đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác kỹ thuật nhằm giải quyết rào cản hạn chế các Chính phủ trong việc áp dụng các tiêu chuẩn và nhãn hiệu suất năng lượng (ES&L), giúp các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm sử dụng năng lượng tham gia tích cực vào các chương trình ES&L, tạo một thị trường phát triển cho các sản phẩm và dịch vụ tiết kiệm năng lượng. Dự kiến, dự án sẽ giảm được 24,8 triệu tấn CO2/năm trong giai đoạn thực hiện (2008-2012).
Dự án BRESL tập trung xây dựng tiêu chuẩn và dán nhãn cho 7
loại sản phẩm: điều hòa không khí, chấn lưu đèn huỳnh quang, quạt điện, động cơ
điện, tủ lạnh và đèn huỳnh quang compact và nồi cơm điện. Đây cũng là nhóm sản
phẩm đã được xác định trong Chương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả của Việt
Tại cuộc họp, các đại biểu đã báo cáo và đánh giá tiến độ thực hiện dự án năm 2009 dựa trên 5 hợp phần: hoàn thiện khung pháp lý về tiêu chuẩn và nhãn hiệu suất năng lượng (ES&L); tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao năng lực cho các cán bộ phụ trách; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tham gia chương trình ES&L; tăng cường hợp tác với các quốc gia trong khu vực về nội dung ES&L và triển khai các dự án thí điểm về ES&L.
Báo cáo kết quả dự án BRESL Việt Nam, ông Tô Đình Thái, điều phối viên dự án cho biết, về hợp phần hoàn thiện khung chính sách, trong năm qua, Việt Nam đã tiến hành khảo sát thị trường, dự thảo chương trình chiến lược ES&L đối với các sản phẩm được lựa chọn đồng thời hoàn thiện tiêu chuẩn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu (MEPS) cho sản phẩm nồi cơm điện, tổ chức cuộc thi thiết kế lại nhãn năng lượng. Các hợp phần khác như đào tạo và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chương trình dán nhãn, tiến hành các dự án thí điểm…cũng đã từng bước được triển khai.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Nguyễn Đình Hiệp, Chánh Văn
phòng Tiết kiệm năng lượng, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương
cho biết, hiện tại Việt Nam mới chỉ triển khai dán nhãn hiệu suất năng lượng
cho một số sản phẩm, chủ yếu là sản phẩm chiếu sáng trên cơ sở tự nguyện. Quãng
đường tiếp theo còn khá dài và Việt
Huyền Anh