Friday, 15/11/2024 | 10:48 GMT+7

Phú Thọ thành công từ nhân rộng mô hình Biogas tiết kiệm năng lượng

06/08/2010

Dự án “ Xây dựng mô hình hầm khí Biogas tiết kiệm năng lượng(TKNL) sử dụng cho hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” do Trung tâm Khuyến công, tư vấn và TKNL Phú Thọ triển khai thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bước đầu đã đem lại những thành công đáng khích lệ. Dự án hoàn thành không chỉ giúp người dân giải quyết vấn đề chất đốt, TKNL, giảm bớt khó khăn cho người dân mà còn góp phần quan trọng giải quyết vấn đề môi trường cho khu vực nông thôn.

Dự án “ Xây dựng mô hình hầm khí Biogas tiết kiệm năng lượng(TKNL) sử dụng cho hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” do Trung tâm Khuyến công, tư vấn và TKNL Phú Thọ triển khai thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bước đầu đã đem lại những thành công đáng khích lệ.


Dự án hoàn thành không chỉ giúp người dân giải quyết vấn đề chất đốt, TKNL, giải quyết vấn đề môi trường cho khu vực nông thôn.


 biogas Ninh Binh 07.jpg


TT khuyến công, Tư vấn và TKNL Phú Thọ đã hoành thành xây dựng 240 hầm khí Bigashigas cho hộ gia đình thuộc 4 xã trên địa bàn huyện Thanh Thủy

Ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Trung tâm Khuyến công, Tư vấn và TKNL Phú Thọ chia sẻ  “Chỉ trong thời gian ngắn từ quý IV năm 2009 đến hết quý II năm 2010, Trung tâm Khuyến công, tư vấn và TKNL Phú Thọ đã triển khai và xây dựng hoàn thiện hầm khí Bigas cho 240 hộ gia đình thuộc 4 xã trên địa bàn huyện Thanh Thủy. Từ thành công của dự án, chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình trên quy mô toàn tỉnh, góp phần quan trọng cải thiện đời sống nông thôn”.

 

Ông Phương Hoàng Kim - Phó Chánh Văn phòng TKNL, Bộ Công Thương:

 

Dự án Xây dựng mô hình hầm khí Biogas hộ gia đình TKNL trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã thực hiện tốt các mục tiêu đề ra, đem lại lợi ích kinh tế rất lớn cho nông dân. Đây là mô hình dự án có khả năng nhân rộng trên phạm vi toàn quốc, kinh nghiệm triển khai dự án tại Phú Thọ rất đáng để các địa phương tham khẩ. 


Đề nghị Trung tâm Khuyến công, tư vấn và TKNL Phú Thọ tiếp tục triển khai dự án, huy động tài chính để mở rộng dự án trong thời gian tới . Đặc biệt, dự án cần tập trung đến đối tượng là các hộ nghèo bởi đây là những hộ rất cần sự hỗ trợ từ Chương trình.

Theo tính toán bước đầu, thành công của dự án đã cung cấp nguồn năng lượng sạch tương đương 4,8 TJ/năm. Nguồn năng lượng này có thể thay thế 420 tấn phế thải nông nghiệp dùng trong đun nấu, 600 tấn củi, 60 tấn than tổ ong cùng 11,3 tấn dầu hỏa, 67,5 MWh và 8 tấn khí hóa lỏng.


Với 240 hầm khí Biogas, tiền nhiên liệu tiết kiệm được cho đun nấu và thắp sáng là gần 2 tỷ đồng/năm.

 

Ngoài phần ngân sách Nhà nước, đa phần kinh phí thực hiện dự án đều được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, một phần do người dân tự đóng góp xây dựng.


Qua tính toán, một hầm Biogas có diện tích 8m3 chi phí đầu tư khoảng 8 triệu đồng, hàng năm sản xuất 400 m3 khí Biogas về cơ bản thỏa mãn nhu cầu đun nấu và chiếu sáng cho hộ gia đình từ 4 đến 5 người. Trung bình mỗi tháng có thể tiết kiệm từ 300-400 nghìn đồng tiền gas. Nếu tính theo lượng củi thì mỗi năm có thể tiết kiệm trên 2 tấn củi, tương đương bảo vệ hơn 800 m2 tài nguyên rừng. Rõ ràng, không chỉ đem  lại lợi ích lớn về TKNL, tiết kiệm chi phí, hầm khí Biogas còn góp phần quan trọng bảo vệ môi trường.

 

Ông Nguyễn Văn Điển, khu dân cư 1 xã Bảo Yên, huyện Thanh Thủy phấn khởi cho biết:“ từ ngày có Biogas cuộc sống gia đình tôi được cải thiện rõ rệt. Mùi  chất thải từ chăn nuôi  không còn, cơm nấu không phải dùng bếp củi đỡ nóng rất nhiều. Mỗi tháng gia đình còn để ra được hơn một trăm ngàn tiền điện”.


 biogas 08.jpg


Thắp sáng bằng biogas


Cũng như nhiều gia đình được lợi từ dự án, gia đình chị Nguyễn Thị Sơn, khu dân cư 6, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy cũng mạnh dạn đầu tư xây dựng một hầm chứa khí Bigas phục vụ đun nấu và thắp sáng. Chị có biết với hơn 20 kg chất thải xả ra mỗi ngày, tận dụng làm Biogas, mỗi tháng gia đình cũng tiết kiệm được khoảng 200 ngàn đồng. Đối với hộ gia đình nông thôn, đây là con số không nhỏ.

 

Đặc biệt, trang trại của anh Trần Xuân Mỹ, thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh đã tiết kiệm được 50% chi phí điện và 60% chi phí dầu diesel nhờ chạy máy phát điện chạy bằng khí Biogas. Trang trại của anh Mỹ nuôi 1000 con lợn siêu nạc, anh đã đầu tư xây dựng 2 hầm khí Bigas lớn, một hầm 100m3 và một hầm 50m3.

 

Có được những thành công trên, ông Dũng cho biết ngoài sự hỗ trợ lớn từ Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả - Văn phòng TKNL, Bộ Công Thương, bản thân Trung tâm Khuyến công, tư vấn và TKNL Phú Thọ cũng đã làm tốt công tác tuyên truyền, tập huấn qua đó nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của việc sử dụng hầm khí Biogas. 300 bộ tờ rơi và sổ tay hướng dẫn đã được gửi đến các hộ gia đình trên địa bàn triển khai dự án.


 biogas 02.jpg


Nấu ăn bằng biogas


Trung tâm đã tổ chức 4 buổi hội thảo tại địa bàn 4 xã của dự án, qua đó giới thiệu, tư vấn cho người dân về cách lựa chọn kiểu hầm, kích thước hầm, vị trí xây dựng sao cho phù hợp nhất với điều kiện chăn nuôi, điều kiện kinh tế. Đồng thời, các chuyên viên đã hướng dẫn tận tình các sử dụng hầm Biogas đúng cách, các phương pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sinh hoạt và trong sản xuất nông nghiệp.

 

Song song với đó, các lớp đào tạo đội ngũ thợ xây cũng thường xuyên diễn ra, đảm bảo mỗi xã có ít nhất 2 đội thợ xây, mỗi đội 3 người là những ngưới có kinh nghiệm.

 

Mặc dù đã đạt được những thành công, trở thành điển hình để nhiều địa phương học hỏi tuy vậy, Ban quản lý dự án cho biết, để mô hình Biogas quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh được nhân rộng vẫn gặp nhiều khó khăn. Trên thực tế, số hộ gia đình có nhu cầu xây dựng hầm khí Biogas nhiều trong khi đó kinh phí thực hiện, quy mô dự án còn hạn hẹp, chưa cho phép triển khai rộng. Thêm vào đó, mức đầu tư cho một hầm Biogas dù quy mô nhỏ vẫn còn cao, nhiều hộ nghèo không có điều kiện tham gia.

 

Trần Liễu