Đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường và giảm thiểu mức phát thải khí nhà kính được cho là yếu tố then chốt để hướng đến nền kinh thế tăng trưởng xanh và bền vững. Hơn thế nữa, sản xuất xanh không chỉ giúp các DN giải quyết những thách thức về môi trường, mà còn biến những thách thức đó thành cơ hội “có một không hai” để tăng hiệu quả sản xuất.
Thoát “bẫy” công nghệ thấp theo nhận định các chuyên gia tại hội thảo “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn - RECP” vừa diễn ra tại Hà Nội, trước xu thế hội nhập quốc tế, sản xuất sạch hơn đã trở thành một trong những chiến lược quan trọng của nước ta. Trong quá trình sản xuất, sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải. Đối với sản phẩm, sản xuất sạch hơn là giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt vòng đời của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ. Còn đối với dịch vụ, sản xuất sạch hơn đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.
Tiết kiệm năng lượng giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh
Khi DN đã có nhận thức về sản xuất sạch hơn, DN đó có thể mở ra nhiều cơ hội tại thị trường mới, sản xuất các sản phẩm chất lượng cao hơn, giá bán cao hơn, đáp ứng yêu cầu về nguồn gốc sản phẩm khi xuất khẩu. Trong khi đó, chi phí sản xuất thì lại giảm đi. Điều này không chỉ cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh của DN mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trên thị trường nội địa cả quốc tế.Ở một góc độ khác, việc thay đổi công nghệ theo hướng tiết kiệm năng lượng, công nghệ sạch sẽ giúp cộng đồng DN thoát khỏi "bẫy" công nghệ thấp, rẻ từ Trung Quốc. Từ đó, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu phát triển tự thân trong mỗi DN, tạo tiền đề cho một nền sản xuất "xanh" hơn và sự lớn mạnh của các thương hiệu quốc gia.Cần một “gọng kìm” để thay đổ.
iĐể hướng đến nền kinh tế tăng trưởng xanh, bền vững, việc đổi mới công nghệ trong sản xuất là yếu tố then chốt. Trong đó, DN cần thể hiện được vai trò quan trọng của mình bằng cách đầu tư để áp dụng công nghệ mới, thân thiện với môi trường và giảm thiểu mức phát thải khí nhà kính trên cơ sở các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Ông Nguyễn Quang Vinh - Tổng Thư ký Hội đồng DN vì sự phát triển bền vững - cho biết: “Sản xuất xanh và sạch sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN, lợi ích mà sản xuất xanh và sạch hơn đem lại cho DN đã thấy rõ. Tuy vậy, vẫn còn nhiều DN cho rằng, bản thân họ vẫn chưa thực sự nắm bắt được hết các quy trình sản xuất sạch hơn, để từ đó áp dụng vào thực tiễn sản xuất”. Vì vậy, Nhà nước cũng đã có một số chính sách công cụ nhằm khuyến khích, như xây dựng các quy định mang tính pháp lý; thiết lập các công cụ kinh tế; đưa ra các biện pháp hỗ trợ; triển khai hướng dẫn xây dựng dự án sản xuất sạch hơn cho DN... Đây là những lợi thế để DN tiến tới sử dụng nhiều hơn mô hình sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư Vũ Xuân Nguyệt Hồng cho rằng, vấn đề cốt lõi là Nhà nước cần phải bảo đảm được gọng kìm đủ mạnh, vừa tạo sức ép, vừa tạo điều kiện hợp lý để các ngành tiêu hao nhiều nhiên liệu cơ cấu lại sản xuất, giảm cường độ tiêu thụ năng lượng trong thời gian tới.
Sức ép có thể đến từ việc hình thành các quy định, tiêu chuẩn về định mức tiêu hao năng lượng của công nghệ, đặc biệt đối với các công nghệ được đầu tư mới; từ việc triển khai thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ và khoa học kiểm toán năng lượng và triển khai những biện pháp cần thiết nhằm mục tiêu giảm tiêu hao năng lượng đối với cả những hoạt động sản xuất đã đầu tư từ trước và những đầu tư mới.
Theo moitruong.com.vn