Friday, 17/01/2025 | 06:38 GMT+7

Tiết kiệm điện khi để máy tính chạy cả ngày

27/05/2014

Việc để máy tính bật suốt ngày khá thuận tiện - bạn không cần phải chờ đợi các máy tính khởi động. Tuy nhiên, việc chạy máy tính cả ngày như thế có thể làm tăng hóa đơn tiền điện hay không?

Việc để máy tính bật suốt ngày khá thuận tiện - bạn không cần phải chờ đợi các máy tính khởi động. Tuy nhiên, việc chạy máy tính cả ngày như thế có thể làm tăng hóa đơn tiền điện hay không?

Bạn có thể làm một phép tính đơn giản để xác định chi phí, nhưng nếu bạn không muốn tính toán, đây là câu trả lời: để máy tính bật suốt cả ngày không phải là đặc biệt tốn tiền, nhưng nó chắc chắn sẽ tốn hơn. Chi phí thực tế phụ thuộc vào cấu hình máy tính cụ thể và tỷ lệ năng lượng, nhưng thường thì một máy tính chạy 24/7 sẽ tốn thêm từ 100 đến 200 nghìn đồng mỗi tháng.

 

Công suất tăng thêm

Để có một câu trả lời chính xác hơn, bạn sẽ cần phải cộng thêm "công suất" của tất cả các thành phần trong máy tính. Mỗi thành phần, chẳng hạn như màn hình, case máy tính và router mạng, sử dụng lượng năng lượng khác nhau, được đo bằng watt (W). Để tìm công suất cụ thể của các thiết bị, hãy kiểm tra hướng dẫn sử dụng của bạn. Dưới đây là vài số xấp xỉ mà bạn có thể sử dụng:

- Màn hình CRT đời cũ: khoảng 80W

- Màn hình LCD đời mới: từ 15 đến 70W

- Máy tính để bàn bình thường: từ 65 đến 250W

- Máy tính xách tay bình thường: từ 15 đến 60W

- Router: khoảng 5W

 

Tất nhiên, nếu bạn bật máy tính cả ngày để các file luôn có sẵn trên mạng nội bộ hoặc Internet, đừng quên tắt màn hình máy tính. Bạn sẽ không cần đến nó và sẽ tiết kiệm được một lượng đáng kể điện năng tiêu thụ trong quá trình sử dụng.


 9698ee0c3_man_hinh_may_tinh.jpg

Nên tắt màn hình máy tính khi không sử dụng

Tính toán chi phí điện năng

Khi bạn đã biết tổng công suất, hãy nhân với số giờ mỗi năm bạn sử dụng thiết bị và chia cho 1.000. Ví dụ, nếu bạn không bao giờ tắt máy tính trong suốt cả năm, một thiết lập máy tính điển hình có thể sẽ tiêu thụ: 300 X 8760 / 1.000 = 2.628 kWh.

 

Cuối cùng, kiểm tra hóa đơn tiền điện để tìm ra mức giá tiền điện mà bạn phải trả và nhân với con số đó. Ví dụ, bạn có thể phải trả 1.300 VND cho mỗi kWh. Tính ra sẽ là: 2.628 X 1.300 = 3.416.400 VND.

 

Xem xét cách tính giá điện nhiều mức

Một số công ty cung cấp điện có một hệ thống giá nhiều mức, trong đó bạn có thể có nhiều các thời điểm khác nhau trong ngày hoặc bạn phải trả mức giả cao hơn khi bạn sử dụng nhiều điện hơn. Thật không may, việc tính toán khá là không đơn giản trong những tình huống như thế.


Với cách tính giá 2 mức ngày/đêm, bạn có thể chia đôi kết quả tính toán ở trên và thêm vào chi phí chạy máy tính cả ngày và cả đêm. Tuy nhiên, đối với cách tính giá trong đó mức giá thay đổi theo mức tiêu thụ, có thể là dễ nhất khi sử dụng mức giá trung bình trong tính toán - công ty năng cung cấp điện sẽ cho bạn biết mức giá trung bình ở đâu đó trong hóa đơn tiền điện hàng tháng.

 

Thử chế độ tiết kiệm điện năng

Chuyển máy tính sang chế độ sleep hoặc hibernate sẽ giảm bớt năng lượng mà máy sử dụng. Nếu bạn để máy tính bật cả ngày, xem xét việc kích hoạt chế độ sleep để tiết kiệm điện. Ví dụ, trên máy tính Windows 7, nhấn vào nút "Start", nhấn vào mũi tên bên cạnh "Shut down", sau đó nhấn vào "Sleep". Một số người dùng tin rằng để máy tính bật cả ngày sử dụng ít điện hơn khi tắt máy và bật lại. Đây là một quan niệm sai lầm. Tắt máy khi bạn không sử dụng nó luôn luôn tiết kiệm điện, ngay cả khi bạn bật lại máy tính một vài lần nữa trong ngày.


41ad16618_tat_may_tinh.jpg

 

Nên để máy tính ở chế độ tiết kiệm điện năng


Nâng cấp phần cứng

Nếu việc sử dụng máy tính có tác động đáng kể đến hóa đơn tiền điện, hãy xem xét việc nâng cấp hay mua máy mới. Tìm kiếm các máy tính được dán nhãn EPA "Energy Star" trên vỏ hộp. Nếu có thể, hãy mua máy tính xách tay thay vì máy tính để bàn để tiết kiệm năng lượng hơn. Kết nối tất cả các thiết bị vào máy tính, chẳng hạn như loa và máy in, với một ổ cắm nhiều lỗ duy nhất. Tắt ổ cắm này đi khi bạn hoàn thành việc sử dụng máy tính. Sử dụng một máy in phun thay vì một máy in laser để tiết kiệm điện năng hơn.

 Theo Ehow