Friday, 08/11/2024 | 13:36 GMT+7
Hệ thống nước nóng mặt trời hiện nay có một nhược điểm là trong thời gian có cường độ bức xạ mặ trời cực đại ( 12 – 14 giờ) thì nhu cầu sử dụng lại rất ít. Lượng nước có nhiệt độ cao giữ trong bình đến chiều, tối sẽ bị tổn thất nhiệt ra môi trường. Một nhóm nghiên cứu gồm: Hoàng Dương Hùng (Trường đại học bách khoa Đà Nẵng), Mai Vinh Hoà (Trường cao đẳng công nghiệp Huế), Đoàn Ngọc Hùng Anh (Sở lao động, thương binh, xã hội Đà Nẵng) đã nghiên cứu dùng chất trung gian để giữ lại nhiệt lượng đó và sử dụng khi cần.
Chất trung gian này gọi là chất chuyển pha, có khả năng tương thích với vật liệu thông thường, không phân tầng, tính chất hoá học ổn định, an toàn. Kết quả thử nghiệm cho thấy, với hai hệ thống có kích thước giống nhau và sử dụng trong điều kiện như nhau, hệ thống có chất chuyển pha cho lượng nước nóng lớn hơn nhiều. Cụ thể, so với hệ thống có bình chứa 100 lít nước, bộ thu năng lượng mặt trời 2m 2, thì lượng nước 450C thu được thêm là 38 lít. Nhiệt lượng ở buổi trưa nắng được lưu trữ lại để tiếp tục làm nóng nước vào buổi tối.
Theo Khoahocphothong.com.vn