Friday, 13/09/2024 | 01:33 GMT+7

Trái phiếu "xanh" góp phần giúp kinh tế thế giới tăng trưởng "sạch"

04/06/2011

Báo cáo của OECD cho biết đã có một số dấu hiệu cho thấy nền kinh tế thế giới đang dần phát triển theo xu hướng "xanh hóa", ví dụ như ngày càng có nhiều các bằng sáng chế trong lĩnh vực công nghệ năng lượng sạch. Trong tổng số các bằng sáng chế đó, 24% thuộc về ngành năng lượng tái tạo, 20% là bằng sáng chế cho các loại xe điện và xe hyblai (loại xe có động cơ chạy bằng xăng và điện) và 11% là các sáng chế trong việc tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà và các thiết bị chiếu sáng.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho biết hoạt động phát hành trái phiếu "xanh" có thể huy động hàng trăm tỷ USD/năm để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế "sạch", nếu chính phủ các nước đặt ra những mục tiêu tầm cỡ trong việc chống biến đổi khí hậu toàn cầu.


Đánh giá về những nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng "xanh", OECD khuyến khích sự đổi mới có lợi cho hoạt động đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch như phong điện, năng lượng Mặt Trời, đồng thời kêu gọi các nước nỗ lực đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực y tế cộng đồng và nước sạch.


trai phieu xanh.jpg


Tổ chức gồm 34 quốc gia thành viên này cho hay tính tới nay, tổng giá trị phát hành trái phiếu xanh trên toàn thế giới đạt 11 tỷ USD, chỉ chiếm 0,012% tổng số vốn mà các thị trường trái phiếu toàn cầu đang sở hữu, ước khoảng 91 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, một điều kiện giúp thị trường trái phiếu xanh có tính thanh khoản cao hơn là các chính sách minh bạch dựa trên những cam kết chính trị dài hạn, toàn diện và đầy tham vọng. 


Tại hội nghị của Liên hợp quốc (LHQ) ở Mexico năm 2010, chính phủ các nước đã nhất trí thực hiện mục tiêu chung nhằm hạn chế sự ấm lên toàn cầu và tránh nguy cơ nhiệt độ trung bình Trái Đất trong tương lai sẽ tăng hơn 2 độ C so với mức nhiệt độ trung bình của thời kỳ tiền công nghiệp, để hạn chế tình trạng hạn hán, lũ lụt, nắng nóng và nước biển dâng cao. Tuy nhiên, LHQ cho rằng lượng cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính của các nước hiện vẫn còn quá ít. 


Báo cáo của OECD cho biết đã có một số dấu hiệu cho thấy nền kinh tế thế giới đang dần phát triển theo xu hướng "xanh hóa", ví dụ như ngày càng có nhiều các bằng sáng chế trong lĩnh vực công nghệ năng lượng sạch. Trong tổng số các bằng sáng chế đó, 24% thuộc về ngành năng lượng tái tạo, 20% là bằng sáng chế cho các loại xe điện và xe hyblai (loại xe có động cơ chạy bằng xăng và điện) và 11% là các sáng chế trong việc tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà và các thiết bị chiếu sáng. 


  OECD nhận định rằng chi phí trung bình của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ giảm đi một nửa nếu thế giới chấm dứt việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Tổ chức này ước tính trong 4 thập kỷ tới, tổng chi phí của việc chống biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ lên tới 46 nghìn tỷ USD, tương đương khoảng 1 nghìn tỷ USD/năm.   

 

Minh Trang (theo Reuters)

 

Chỉ thị 20 Cẩm nang tiết kiệm điện