Thursday, 14/11/2024 | 10:19 GMT+7

Lãng phí năng lượng chủ yếu từ hệ thống điều hòa

20/10/2012

Theo kết quả khảo sát mới đây của Bộ Xây dựng kết hợp với hai Trung tâm Tiết kiệm năng lượng (TKNL) Hà Nội và TP. HCM cho thấy, đối với trụ sở cơ quan hành chính, thiết bị sử dụng nhiều năng lượng là điều hòa không khí chiếm trên 70% tổng năng lượng; đèn chiếu sáng chiếm 10%; các thiết bị khác như máy móc văn phòng, thang máy, máy bơm nước chiếm khoảng 20%.

Theo kết quả khảo sát mới đây của Bộ Xây dựng kết hợp với hai Trung tâm Tiết kiệm năng lượng (TKNL) Hà Nội và TP. HCM cho thấy, đối với trụ sở cơ quan hành chính, thiết bị sử dụng nhiều năng lượng là điều hòa không khí chiếm trên 70% tổng năng lượng; đèn chiếu sáng chiếm 10%; các thiết bị khác như máy móc văn phòng, thang máy, máy bơm nước chiếm khoảng 20%.
 
7f526a252_dieuhoa.jpg

Theo khảo sát, Trung tâm thương mại, siêu thị tiêu tốn 75% năng lượng cho hệ thống  điều hòa không khí

Đối với trung tâm thương mại, siêu thị, 75% năng lượng được tiêu tốn bởi điều hòa không khí; 10% là thiết bị chiếu sáng, các thiết bị khác chiếm 15%. Đối với khách sạn, các con số này lần lượt là 60%, 25% và 15%...

Có thể thấy, nguyên nhân của tình trạng lãng phí hiện nay ở các tòa nhà xây dựng là do việc lắp đặt hệ thống điều hòa không khí không phù hợp, không vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ; lớp vỏ công trình có thiết kế và vật liệu không đảm bảo yêu cầu TKNL… Ngoài ra, việc thiếu ý thức cũng như những hiểu biết trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả lại được nhắc đến như một trong những nguyên nhân cơ bản làm hạn chế hiệu quả các chương trình TKNL.

Báo cáo mới đây của Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Xây dựng về thực trạng các công trình xây dựng chỉ ra, nếu các công trình xây dựng áp dụng đồng bộ các giải pháp thiết kế kiến trúc; sử dụng các vật liệu TKNL; lắp đặt và vận hành các thiết bị có hiệu suất năng lượng cao; có cán bộ quản lý năng lượng đủ trình độ; tận dụng không gian, ánh sáng tự nhiên… sẽ có thể tiết kiệm từ 30 - 40% năng lượng tiêu thụ. Đối với các công trình đang hoạt động hoặc sắp cải tạo nếu tiến hành kiểm toán năng lượng và sau đó triển khai các giải pháp TKNL cũng có thể tiết kiệm từ 15 - 25%.

Bên cạnh đó, hiệu quả TKNL trong các công trình xây dựng còn hạn chế, một phần nguyên nhân từ việc nhiều chủ đầu tư, doanh nghiệp tư vấn, thiết kế phớt lờ Quy chế xây dựng (QCXD) 09:2005 cũng như các quy định về TKNL trong công trình xây dựng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đánh giá, thực tế về mặt kỹ thuật, bản QCXD 09:2005 dùng quá nhiều công thức phức tạp, gây không ít khó khăn trong việc triển khai, kiểm tra, giám sát các công trình xây dựng.

Giải quyết bài toán tiết kiệm năng lượng không chỉ giúp các công trình giảm điện năng tiêu thụ mà còn tăng chất lượng sống, tiệm cận dần những tiêu chuẩn thiết kế của thế giới. Đó là lý do vì sao hiệu quả của TKNL vẫn sẽ là đòi hỏi mà các công trình xây dựng luôn phải tính tới.
 
Mai Anh st