Friday, 15/11/2024 | 11:07 GMT+7
Anurudh Ganesan, cậu bé 15 tuổi hiện đang sinh sống tại Ấn Độ vừa lọt vào top 20 người dự vòng chung kết Hội thi Khoa học Toàn cầu của Google với sáng kiến vận chuyển vắc-xin ít tiêu tốn năng lượng.
Sáng kiến này nảy sinh từ việc Anurudh Ganesan không thể tiêm vắc- xin khi cậu còn nhỏ. Nguyên nhân là do vắc- xin đã không được bảo quản và làm lạnh đúng tiêu chuẩn. Để vận chuyển vắc xin đến các vùng xa xôi trên khắp Ấn Độ, các nhân viên y tế thường phải di chuyển trên những quãng đường xa xôi, địa hình gồ ghề, khiến hệ thống làm mát vắc- xin không thể phát huy tác dụng.
“Đối với rất nhiều người, tiêm phòng là vấn đề giữa sự sống và cái chết”, cậu bé nói. Còn theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, năm 2013 có 1,5 triệu trẻ em chết bì không được tiêm vắc-xin phù hợp và hiệu quả.
Vì thế Ganesan đã phát minh ra và thử nghiệm một hệ thống làm lạnh hơi nén đơn giản, chỉ cần một chút điện. Nguồn điện này con người hay động vật đều có thể dễ dàng tạo ra.
Với sự giúp đỡ của một vài vị giáo sư, Ganesan đã học thiết kế nhiệt động lực để bắt kịp phương pháp này. Hệ thống mẫu của cậu được gọi là VAXXWAGON, có thể giữ cho vắc-xin luôn được bảo quản trong môi trường nhiệt độ từ 2-8 độ C trong vài tiếng sử dụng sức người hoặc động vật.
Cậu bé gắn thiết bị mẫu này vào một chiếc xe đạp để chứng minh năng lượng từ những vòng xe đạp có thể cung cấp điện cho hệ thống. Hệ thống này vẫn làm mát được trong cả các thử nghiệm trong môi trường phòng thí nghiệm và ngoài trời trong 200 thử nghiệm giờ liên tục.
“Cháu tin rằng VAXXWAGON sẽ cứu được vô số cuộc đời bằng cách cung cấp vắc-xin an toàn và hiệu quả trên toàn cầu”, Ganesan viết.
Ganesan là một trong 22 thiếu niên vô cùng thông minh lọt vào vòng chung kết Hội thi Khoa học của Google. Google sẽ công bố top các dự án vào tháng 9 tới, người chiến thắng sẽ được thưởng một chuyến đi 10 ngày tới quần đảo Galapagos và 50.000 USD từ quỹ học bổng.
Mai Linh (theo Business Insider)