Friday, 15/11/2024 | 07:55 GMT+7
OTEC - Nhà máy chuyển đổi Năng lượng Nhiệt đại dương đầu tiên của Mỹ được xây dựng tại bang Aloha, Hawaii. Với sự thành lập của nhà máy chuyển đổi hoạt động theo chu trình khép kín lớn nhất thế giới này, Hawaii đang hướng tới mục tiêu sử dụng hoàn toàn năng lượng tái tạo vào năm 2045.
OTEC (Ocean Thermal Energy Conversion) là một chu trình phát điện dự trên việc tận dụng sự khác biệt nhiệt độ giữa dòng nước lạnh bơm từ đáy đại dương và dòng nước ấm bơm từ bề mặt biển. Công trình nhà máy OTEC đầu tiên tại Mỹ được thi công bởi đội ngũ kỹ sư của công ty Cơ khí Đại dương Makai.
Theo đội ngũ kỹ sư tại Makai, tiềm năng năng lượng tái tạo tại Hawaii là vô cùng lớn vì tại đây nguồn năng lượng chủ yếu là ánh sáng mặt trời. "70% ánh sáng mặt trời chiếu xuống sẽ tiếp xúc bề mặt biển tại Hawaii. Hầu hết lượng ánh sáng tồn tại ở dạng nhiệt khi chúng tiếp xúc với nước biển. Đây là cơ hội tuyệt vời cho chúng tôi khai thác nguồn tài nguyên này 24/7 và sử dụng năng lượng tái tạo này bất kỳ khi nào chúng tôi muốn. Việc cần thiết chính là tạo ra một hệ thống dự trữ năng lượng tái tạo."
Nhà máy trình diễn công suất 105 KW này được đặt trên đảo Big island có chi phí xây dựng là 5 triệu USD và trước mắt có thể cung cấp điện năng cho 120 hộ gia đình. Cho tới thời điểm này, đây là nhà máy OTEC lớn nhất nước Mỹ.
Công ty Makai dự kiến cần khoảng 12 nhà máy OTEC để đáp ứng nhu cầu điện năng tại Hawaii. Makai cho biết, công ty này đã lên kế hoạch xây dựng những nhà máy OTEC 1MW tại Nhật Bản và những khu vực nhiệt đới khác như Bra-xin, Sri Lanka, quần đảo Maldives và Tây Phi, những nơi có tiềm năng lớn để phát triển năng lượng nhiệt đại dương.
Theo tính toán của Makai, một nhà máy OTEC có thể tiết kiệm được 1,3 triệu BOE (thùng dầu) mỗi năm, sản xuất lượng điện năng công xuất 0,2KWh và giảm 500 nghìn tấn CO2 phát thải ra môi trường hàng năm.
Yến Lê (theo Eco Watch)