Friday, 15/11/2024 | 04:57 GMT+7
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc gia (IEA) phát biểu trong cuộc họp báo ngày 11/11/2015, Châu Phi có thể là khu vực đầu tiên trên thế giới thúc đẩy phát triển kinh tế của khu vực này nhờ năng lượng tái tạo hơn là các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá.
Trong khi đó, Ấn Độ sẽ là một trong những quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất trên thế giới.
Ông Fatih Birol, người viết nên Báo cáo Năng lượng thế giới 2015 phát biểu rằng sự hỗ trợ lớn từ các chính phủ để đưa điện năng tới 2/3 dân số chưa tiếp cận được với điện tại Châu Phi, khi giá của các năng lượng tái tạo giảm xuống. Chi phí cho các tấm pin năng lượng mặt trời giảm xuống 75% từ năm 2009 đến năm 2014 và các chi phí cho việc sản xuất năng lượng từ năng lượng mặt trời tiếp tục giảm.
Nhu cầu năng lượng đang tăng dần ở Châu Phi, khu vực Trung Đông và Đông Nam Á, và Ấn Độ được coi là nước có nhu cầu năng lượng rất lớn. Năm 2015, Ấn Độ được nhắc đến nhiều nhất trong Báo cáo Năng lượng thế giới. Báo cáo này dự đoán rằng việc phát triển công nghiệp sẽ dẫn đến tăng nhanh nhu cầu năng lượng. Ông Britol phát biểu trong cuộc họp báo ngày 11/11/2015 rằng Cơ quan IEA phát biểu rằng việc tiêu thụ than đá và dầu mỏ sẽ tăng lên đáng kể tại Ấn Độ, nhưng quốc gia này cũng tập trung phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, với cam kết rằng có 40% công suất, ngành năng lượng không sử dụng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030.
Báo cáo dự báo rằng bối cảnh chung về năng lượng sẽ thay đổi trên toàn cầu vào năm 2040, nhu cầu năng lượng ở khu vực Đông Nam Á sẽ tăng lên 80%, khu vực Trung đông tăng 70%.
Tại khu vực Mỹ La-tinh, theo báo cáo, nhu cầu năng lượng sẽ tăng 50% và mở rộng thị phần tương đối lớn về năng lượng tái tạo – 35% vào năm 2040. Dự báo này đã tính đến tình trạng hạn hán hiện tại ở Brazil, hiện đang ảnh hưởng tới ngành thủy điện và tăng mức sử dụng nguồn khí gas. Báo cáo dự báo khu vực này sẽ tiếp tục dẫn đầu trên thế giới trong việc sử dụng nhiên liệu sinh học.
Giá dầu mỏ thấp đang ảnh hưởng tới các nước xuất khẩu dầu tại Châu Phi như Libya, Algeria, Nigeria và Angola. Nhưng các quốc gia tại khu vực Đông Phi như Mozambique và Tanzania đang trở thành những nước xuất khẩu và tiêu dùng khí tự nhiên lớn. Theo báo cáo, gần 40% tổng công suất sản xuất điện tại Châu Phi sẽ sản xuất từ năng lượng tái tạo vào năm 2040.
Tại các quốc gia đã phát triển, báo báo ghi nhận sự phát triển kinh tế và phát thải khí các-bon không còn mối liên hệ chặt chẽ với nhau. “Ở các nền kinh tế phát triển như Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản, nhu cầu năng lượng đang giảm dần mặc dù kinh tế vẫn phát triển”, theo lời của Ông Britol. “Vì vậy chúng ta có thể thấy đang có dự tách biệt theo thời gian giữa phát triển nhu cầu năng lượng và phát triển kinh tế tại nền kinh tế tân tiến”.
Tóm lại, theo báo cáo, tiêu thụ điện sẽ tăng hơn 70% vào năm 2040 tại khu vực Châu Phi, mặc dù 550 triệu người ở khu vực này vẫn không tiếp cận được việc sử dụng điện năng, và các nguồn năng lượng tái tạo sẽ thay thế than đá, trở thanh nguồn sản xuất điện lớn nhất vào đầu những năm 2030. “Các nguồn năng lượng tái tạo sẽ trở thành nguồn nhiên liệu chủ chốt kể từ bây giờ.”
Ngọc Ánh (Theo The Guardian)