Máy Z-Machine có thể sẽ là giải pháp cho cuộc khủng hoảng thiếu năng lượng của thế giới. Thiết bị đặc biệt này có thể phát ra khoảng 290 teraoát/giờ (bằng 1.012 Wh), gấp 80 lần công suất phát điện của thế giới hiện nay.
Máy Z-Machine có thể sẽ là giải pháp cho cuộc khủng hoảng
thiếu năng lượng của thế giới. Thiết bị đặc biệt này có thể phát ra khoảng 290
teraoát/giờ (bằng 1.012 Wh), gấp 80 lần công suất phát điện của thế giới hiện
nay.
Được đặt tại phòng thí nghiệm Sandia ở sa mạc New-Mexico
(Mỹ), thiết bị Z-Machine chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu các phản ứng nhiệt
hạch như theo dõi và kiểm tra quá trình nổ của bom hyđrô. Nhưng hiện nay các
nhà khoa học đang nghiên cứu để biến thiết bị này trở thành một cỗ máy phát
điện khổng lồ.
Khi khoạt động, Z-Machine sẽ đồng thời
phát ra 36 tia xung động và phóng
thích ra năng lượng tương đương 50 tỷ oát
Quá trình này tạo ra điện cũng tương tự như quá trình sản xuất điện từ hạt
nhân, nhưng nguyên liệu chủ yếu là hyđrô được điều chế từ nước nặng. Tuy nhiên,
với công nghệ hiện nay các nhà nghiên cứu đang gặp khó khăn trong việc kiểm
soát các phản ứng.
Khi khoạt động, máy Z-Machine sẽ đồng thời phát ra 36 tia xung động và phóng
thích ra năng lượng tương đương 50 tỷ oát, sau đó năng lượng này sẽ được sử
dụng để đốt cháy các sợi thép hình trụ (nhỏ hơn sợi tóc) trong một thiết bị đặc
biệt. Khi các dây kim loại được đốt nóng, nhiệt độ có thể đạt tới 3,5 tỷ độ C.
Máy Z-Machine, có đường kính 30m và chiều
cao 6m
Máy Z-Machine, có đường kính 30m và chiều cao 6m, có khả năng phát những xung
động điện cực mạnh đi qua sợi tungsten với tốc độ khoảng 4.800 km/giây. Kết
thúc quá trình này sẽ tạo ra một năng lượng cực lớn, tuy nhiên năng lượng này
chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn. Lượng điện này được ước tính chỉ đủ để
cũng cấp cho nhu cầu sử dụng điện của 100 ngôi nhà trong vòng 2 phút.
Vì thế vấn đề đặt ra hiện tại với các nhà khoa học là cần phải nghiên cứu làm
sao khống chế được các chuỗi phản ứng nhằm tạo ra được một nguồn năng lượng
liên tục và ổn định. Nếu vấn đề này được giải quyết thành công, chúng ta có thể
xây dựng những nhà máy hạt nhân nhỏ hơn và ít tốn kém hơn nhưng lại có hiệu quả
hơn rất nhiều.
Tiết kiệm điện ở các trường học không chỉ giúp giảm chi phí hoạt động góp phần bảo vệ môi trường mà còn tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về sử dụng năng lượng hiệu quả.
Ông Mạch Đình Khoa, Giám đốc Phát triển Chiến lược Kinh doanh và Hoạt động Thương mại của Schneider Electric cho rằng, việc tiết kiệm năng lượng không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố quyết định để các doanh nghiệp Việt Nam duy trì lợi thế cạnh tranh. Để đạt được mục tiêu này, cần có những giải pháp thiết thực, sự đồng hành của Chính phủ và sự quyết tâm từ chính các doanh nghiệp.
Mười cửa hàng trong chuỗi siêu thị nổi tiếng tại nước Anh - Morrisons sẽ tăng nhiệt độ tủ đông từ -18oC lên -15oC. Đây được cho là nỗ lực thay đổi trước áp lực phải cải tiến từ tiêu chuẩn nền công nghiệp đã tồn tại lâu năm.
Trong nhiều năm qua, Điện lực Cẩm Khê (PC Phú Thọ) đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền tiết kiệm điện tới các khách hàng sử dụng điện, hướng tới việc đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ khách hàng trên địa bàn toàn huyện ngày càng tốt hơn.
Các tấm pin mặt trời một chiều có công suất 64Kw tại Buder và Julia Davis dự kiến sẽ tạo ra 161.940 kWh trong năm đầu tiên sản xuất, giúp tiết kiệm hơn 18.700 đô la mỗi năm.