Tuesday, 19/11/2024 | 11:35 GMT+7
Tìm cách đi lại hợp lý nhất
Đi lại là khoản tiêu thụ năng lượng hàng đầu của người Nhật. Giao thông vận tải ở Nhật thải ra khoảng 20% khí CO2 (lớn thứ 5 trên thế giới), nhưng xăng dầu bị đánh thuế rất nặng, mỗi gallon khoảng 4,5 USD. Do đó, phương tiện vừa nhanh, rẻ tiền lại sạch đối với người Nhật là tầu điện ngầm (giá vé chỉ khoảng 1,5 USD) và thời gian rất chính xác. Có thể nói, đây là một đất nước mà người dân luôn có ý thức chung về bảo tồn năng lượng, đi làm bằng tầu điện ngầm, đứng xếp hàng yên lặng trên sân ga và không đi bộ sai luật giao thông.
Xe hơi ở Nhật Bản nhỏ hơn nhiều so với ở Mỹ, nhưng được thiết kế tốt hơn. Ngay cả xe tải giao hàng cũng không to hơn loại xe cỡ trung bình ở ngoại ô. Dòng xe Hybrid của hãng
Chẳng hạn như khấu trừ thuế cho các khách hàng mua thiết bị và xe hơi sản xuất từ “công nghệ xanh”, trao danh hiệu “Hãng xe chạy nhanh nhất” cho những công ty và cá nhân chú ý đến bảo vệ môi trường… và Honda là dòng xe TKNL nhất và ít gây ô nhiễm được người Nhật sử dụng phổ biến. Khi lái xe, người Nhật duy trì tốc độ đều, không tăng ga hoặc hãm phanh đột ngột, vì làm như vậy cũng làm tăng tiêu hao năng lượng.
Tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt
Phần lớn các hộ gia đình Nhật Bản tự nguyện thực hiện các biện pháp TKNL bằng việc sử dụng các nguồn năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Như vậy, các thiết bị tiêu tốn nhiều năng lượng sẽ được thay thế bằng các thiết bị tiết kiệm như đèn chiếu sáng, hầm ủ khí sinh học biogas, giàn đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời, pin mặt trời với công suất hàng nghìn MW.
Người Nhật luôn tuân thủ việc sử dụng điều hòa nhiệt độ, chỉ khi trời thực sự nóng, ví dụ như, buổi sáng và tối khi trời mát thì chỉ cần dùng quạt thông gió đến trưa mới sử dụng điều hòa và để điều hòa ở nhiệt độ 25oC. Ngoài ra, họ sử dụng các thiết bị TKNL như biến tần, bù công suất cho các thiết bị có động cơ, máy lạnh inverter, thang máy, các loại động cơ và sử dụng các thiết bị tự động với công nghệ cao để giảm tổn hao năng lượng trong thời gian dài.
Tiết kiệm năng lượng khi làm việc
Người Nhật không bao giờ quên tắt các thiết bị văn phòng khi ra khỏi phòng hoặc không làm việc nữa. Họ thường dùng phích cắm điện nhiều ổ cắm, trong đó có ổ dành cho máy tính, máy in, máy quét... và chỉ cần rút phích điện ở một chỗ, tất cả đồ điện cùng tắt.
Trong những năm qua, Chính phủ Nhật Bản đã phát động nhiều chiến dịch nhằm giúp người dân TKNL, như Chiến dịch “Kinh doanh nóng” và “Kinh doanh lạnh”, cho phép cởi những bộ veston lịch thiệp của các doanh nhân để giữ điều hòa không khí trong văn phòng ở nhiệt độ 25oC và đặc biệt là trao danh hiệu “nhóm trừ đi 6%” cho những công dân tham gia vào việc giúp nước Nhật đạt được mục tiêu Kyoto, giảm bớt 6% khí thải nhà kính mỗi năm.
Tại quận Roppongi, thủ đô Tokyo (Nhật Bản), các nhà hoạt động môi trường đã tổ chức "Đêm thắp nến" - một chiến dịch nhằm kêu gọi mọi người tiết kiệm điện. Để hưởng ứng chiến dịch, hệ thống đèn ở khu vực có nhiều hộp đêm rực rỡ này đã được tắt đi, thay vào đó là nhiều ngọn nến lung linh...
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã phát động chiến dịch TKNL mang tên "Cool Biz" trong mùa hè (khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, là thời gian nắng nóng nhất) ở Nhật Bản bằng hình ảnh ông mặc áo sơ mi bằng chất liệu mỏng, mát khi tham dự cuộc họp nội các.
Trong thời gian này, các nhân viên nhà nước được khuyến khích mặc quần áo bằng chất liệu mát mẻ hoặc áo sơ mi ngắn tay, không cần thắt cà vạt và mặc áo complê khi làm việc trong công sở để TKNL nhờ giảm công suất hoạt động của các máy điều hòa nhiệt độ. Bên cạnh chiến dịch TKNL trong mùa hè, chính phủ Nhật Bản còn tăng cường quảng bá "văn hóa bảo tồn năng lượng" trong mùa đông với việc kêu gọi mọi người mặc trang phục đủ ấm để giảm tối đa việc sử dụng máy điều hòa.
Bản tin TKNL