Saturday, 18/05/2024 | 19:50 GMT+7

Tiết kiệm năng lượng, phát triển nguồn năng lượng tương lai

24/05/2010

Ước tính đến năm 2012, công suất một nhà máy điện năng lượng mặt trời có thể đạt 6.400 KW, nhiều gấp 14 lần công suất hiện nay. Các nhà máy điện qui mô lớn cũng không dừng lại ở việc sử dụng các loại pin quang điện mà sẽ sử dụng các tấm gương khổng lồ để hấp thu năng lượng mặt trời.

Hội nghị lần thứ 29 về pin năng lượng mặt trời vừa qua đã được tổ chức tại Valencia (Tây Ban Nha) trong bối cảnh các nguồn nhiên liệu truyền thống đang ngày càng khan hiếm dần, và mọi người đang cố gắng đề ra giải pháp tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế. Theo báo cáo từ Hội nghị cho biết, các nhà đầu tư đang tỏ rõ sự quan tâm đặc biệt tới năng lượng mặt trời khi cho rằng nó có thể cung cấp nhiều hơn 10.000 lần cơ số điện tiêu thụ đang được sản xuất ra trên toàn thế giới.

 

Ước tính đến năm 2012, công suất một nhà máy điện năng lượng mặt trời có thể đạt 6.400 KW, nhiều gấp 14 lần công suất hiện nay. Các nhà máy điện qui mô lớn cũng không dừng lại ở việc sử dụng các loại pin quang điện mà sẽ sử dụng các tấm gương khổng lồ để hấp thu năng lượng mặt trời.


 solar 01.jpg


Daniel Lincot, Chủ tịch Ủy ban khoa học của Hội nghị tại Valencia, nhận xét:” Năm qua, các tấm pin thu để sản xuất năng lượng mặt trời của cả thế giới chiếm diện tích bề mặt là 40 km2 trong khi để cung ứng đủ nhu cầu tiêu thụ điện của một quốc gia như Pháp hoặc Đức phải cần tới 5.000 km². Dự kiến đến năm 2020 các tấm pin thu năng lượng mặt trời sẽ chiếm diện tích khoảng 1.000 km², tức là cũng chỉ mới dạt mức 3% nhu cầu năng lượng mặt trời của 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu”.

 

Các thống kê khác cho thấy Mỹ và Tây Ban Nha là hai quốc gia đang có nhiều tham vọng nhất trong việc phát triển năng lượng mặt trời. Với dự án sản xuất khoảng 5.600 MW điện, hệ thống nhà máy điện mặt trời tương lai ở miền Tây nước Mỹ có khả năng cung cấp năng lượng cho khoảng 1,7 triệu hộ gia đình. Tổ hợp điện mặt trời lớn nhất nước Mỹ đặt tại sa mạc Mojave, bang California, từ năm 1980 đến nay đã và đang cung cấp điện cho gần 100.000 hộ gia đình trong vùng. Tây Ban Nha hiện cũng triển khai khoảng hơn 60 dự án xây dựng nhà máy điện mặt trời.


 solar 02.jpg


Riêng nước Đức tính đến hết năm 2007, đã vượt qua Nhật Bản để thống trị ngành sản xuất năng lượng quang điện trên thế giới. Chỉ tính riêng năm 2007, nước này đã sản xuất 1063 MW năng lượng mặt trời và hiện là nhà lắp đặt hệ thống năng lượng quang điện hàng đầu thế giới. Năng lượng quang điện hiện nay đã đạt ngưỡng 1% nhu cầu tiêu thụ điện của nước Đức và được các nhà phân tích dự báo rằng có thể đạt mức 25% vào năm 2050.

 

Trong khi đó, Nhật Bản tiếp tục là quốc gia sản xuất tấm hấp thụ năng lượng mặt trời nhiều nhất thế giới với tổng công suất năng lượng sản xuất đạt được trong năm 2007 là 920 MW. Trung Quốc là nước có tiềm năng lớn nhất có thể tiêu thụ các sản phẩm tấm pin năng lượng mặt trời, trong vài năm qua cũng trở thành một trong những nước đi đầu trong lĩnh vực này.

 

Như Quỳnh

Chỉ thị 20 Cẩm nang tiết kiệm điện