Tuesday, 19/11/2024 | 11:43 GMT+7
Cuối tuần qua, Phó Chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc Xie Zhenhua đã cho biết, ngay từ năm nay, quốc gia này sẽ áp dụng hàng loạt các biện pháp nhằm tiết kiệm năng lượng và cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Theo ông Xie, các biện pháp mấu chốt được tiến hành trong năm nay bao gồm tăng cường hệ thống chuyên trách và kiểm soát các ngành công nghiệp gây ô nhiễm nặng và tiêu thụ nhiều năng lượng.
Phó Chủ tịch Ủy ban
Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc Xie Zhenhua (Ảnh: Peopledaily)
Năm nay, chính phủ Trung Quốc đã thông qua 83,3 tỷ NDT để hỗ trợ 10 dự án tiết kiệm năng lượng mấu chốt, với mục tiêu khuyến khích các ngành công nghệ năng lượng hiệu quả trên toàn lãnh thổ Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục cải tiến quá trình cải thiện giá năng lượng. Các biện pháp như kiểm soát các nguồn dự trữ năng lượng sẽ được sử dụng, ông Xie cho biết. Ông cũng lưu ý rằng việc tiêu thụ năng lượng trong 6 lĩnh vực công nghiệp nặng, thép, năng lượng và hóa học, đã tăng thêm 3,2% tính trên mỗi đơn vị GDP trong quý đầu năm nay.
Tháng 11/2009, chính phủ Trung Quốc tuyên bố phấn đấu đến năm 2020, lượng khí thải CO2 trên một đơn vị GDP của Trung Quốc sẽ giảm từ 40%-45% so với năm 2005, đồng thời lấy mục tiêu này làm chỉ tiêu bắt buộc, đưa vào quy hoạch trung dài hạn về phát triển kinh tế-xã hội Trung Quốc.
Năm 2009, chính phủ Trung Quốc đã đầu tư 58,1 tỷ NDT vào việc hỗ trợ 10 công trình tiết kiệm năng lượng trọng điểm, chu kỳ kinh tế, thiết bị xử lý rác thải ô nhiễm và hệ thống đường ống nước khu vực thành thị, quản lý và giải quyết nguồn ô nhiễm công nghiệp,...
Cũng trong năm qua,
Trung Quốc đã đầu tư 34,6 tỷ USD để phát triển các nguồn năng lượng thân thiện
với môi trường trong năm 2009 (cao hơn gần hai lần số tiền đầu tư của Mỹ), theo
đó trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về sử dụng năng lượng sạch. Chính phủ
nước này đã hoạch định kế hoạch phát triển năng lượng sạch kéo dài 10 năm, phấn
đấu đến năm 2020 năng lượng sạch chiếm 15% trong tổng số năng lượng sử dụng
trên toàn quốc.
Để đạt được mục tiêu này, chính phủ đã đầu tư lớn vào xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, phong điện, các nhà máy điện mặt trời và đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ năng lượng tái sinh. Năm 2009, năng lượng tái sinh chiếm gần 10% tổng số năng lượng sử dụng ở Trung Quốc, tăng so với mức 8,5% của năm 2008. Phong điện của Trung Quốc hiện đạt công suất 25.000 mê-ga-oát, đứng thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Đức.