Saturday, 23/11/2024 | 07:57 GMT+7

UAE nhắm đến vị trí dẫn đầu về năng lượng thay thế

28/07/2010

Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) là quốc đứng đầu thế giới về xuất khẩu dầu mỏ, nhưng theo ý kiến của chuyên gia năng lượng thay thế quốc tế, ông Sultan Al Jaber thì các quốc gia Trung Đông này trong tương lai có thể trở thành nước dẫn đầu thế giới về năng lượng thay thế.

Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) là quốc đứng đầu thế giới về xuất khẩu dầu mỏ, nhưng theo ý kiến của chuyên gia năng lượng thay thế quốc tế, ông Sultan Al Jaber thì các quốc gia Trung Đông này trong tương lai có thể trở thành nước dẫn đầu thế giới về năng lượng thay thế.


"UAE có trữ lượng dầu lớn thứ ba trên thế giới nhưng điều đó không có nghĩa là dầu mỏ và khí đốt sẽ ở đó mãi mãi”, ông nói.


 Abu-Dhabi-Project.jpg


Với tư cách là một kỹ sư hóa học và một doanh nhân, ông Al Jaber phụ trách dự án “sáng kiến Masdar” của UAE - nỗ lực trị giá 22 tỷ đô la nhằm xây dựng một thành phố có sức chứa 45 000 dân hoàn toàn sử dụng năng lượng thay thế và không có khí thải carbon, cộng với một trường đại học đẳng cấp thế giới cho nghiên cứu năng lượng. Dự án kéo dài 8 năm này đã được khởi động vào năm 2006.

 

Vị Giám đốc điều hành của Công ty Năng lượng tương lai Abu Dhabi được thành lập để phát triển “sáng kiến Masdar”, đã cung cấp thông tin về dự án và năng lượng thay thế trong một cuộc thảo luận tại Đại học Toledo, Mỹ.
Mặc dù nền kinh tế của UAE dựa vào dầu mỏ, ông Al Jaber cho biết nhà lãnh đạo nước ông ý thức được rằng tương lai của họ nằm ở năng lượng thay thế. "Lợi ích của chúng tôi ở lĩnh vực này là rất rõ ràng. Đó là một bước đi tiếp theo hợp lý", ông nói.

 

UAE đã tuyên bố vào năm 2020, 7 % nhu cầu năng lượng của nước này phải đến từ các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió.

"Chương trình khung đã được đưa ra nhằm đạt được mục tiêu", ông Al Jaber cho biết và thêm rằng các nhà nghiên cứu nước này đang nghiên cứu muối nóng chảy như là một cách để tích trữ năng lượng thay thế dư thừa.

 

Kinh nghiệm có được với thành phố Masdar sẽ là bước tiếp theo để phát triển công nghệ thiết thực cho các thành phố trên toàn thế giới dựa trên năng lượng thay thế. "Chúng tôi sẽ làm cho dự án có tính khả thi thương mại và đưa nó đến với thế giới", ông Al Jaber nói.
Mặc dù Masdar đã được tài trợ tiền từ ngân sách, nó đang bị trễ tiến độ một vài tháng. Ông Al Jaber cho rằng đó là vì mô hình Masdar chưa từng được thử nghiệm trước đây.


 dzn_sq_masdar_300dpi_simon_.jpg


Nói về kế hoạch sử dụng quang năng và năng lượng sạch khác để sản xuất nhiên liệu không thải khí carbon và đạt được một hệ sinh thái không chất thải, ông cho biết "Tất cả các chuyên gia, các kiến trúc sư và nhà thầu đều chưa biết sẽ làm thế nào ... Nó chưa từng được thực hiện trong lịch sử thế giới."

 

Ông cho biết thêm việc phát triển trường đại học mang tên Viện Khoa học và Công nghệ Masdar cũng là một thách thức. Đất nước UAE, cũng như những người khác, đang phải chịu hiện tượng "chảy máu chất xám." Dự án Masdar kêu gọi sự tham gia của các viện nghiên cứu đẳng cấp thế giới, giữ chân họ bằng các biện pháp khuyến khích, và tạo ra các vườn ươm doanh nghiệp với mọi cấp tài trợ tài chính để biến những nghiên cứu có được tại đây thành các công ty mới.

 

Người trao tặng ông Al Jaber bằng tiến sĩ danh dự tại hội thảo là ngài Dan Johnson, chủ tịch danh dự đại học Toledo kiêm giám đốc điều hành Đại học Zayed ở Dubai. Ông đã gặp Al Jaber hai năm trước đây và đề nghị xây dựng mối quan hệ giữa Viện Masdar và đại học Toledo. Các cán bộ trường Toledo đã được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về năng lượng thay thế tại Abu Dhabi vào năm 2009.

 

"Chúng ta sẽ phải chờ xem kết quả thế nào, nhưng dự án rõ ràng là có tiềm năng", ông Johnson nói. "Đây có thể là khởi đầu của một điều rất quan trọng là kết nối Toledo với Trung Đông trong một mối quan tâm chung - và đó là năng lượng thay thế."


Hồng Nhung (theo toledoblade.com)