-
Ông Huỳnh Kim Tước - GĐ Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TPHCM (ECC) - cho rằng: "Nếu các công trình toà nhà, cao ốc tuân thủ quy định về thiết kế tiết kiệm năng lượng (TKNL) do Bộ Xây dựng ban hành thì đã có thể tiết kiệm được 20% năng lượng tiêu hao".
-
Loài hướng dương silverleaf dại có khả năng chịu hạn, có thể cao đến 4,5 m và đường kính hơn 10 cm. Ông Loren Rieseberg, giáo sư thực vật học thuộc Đại học British Columbia(Canada) và là người chủ trì công trình nghiên cứu, cho biết: “Do giống cây này là họ hàng gần nhất của loài hướng dương được trồng, nên có lẽ việc thay đổi một số đặc điểm không mấy phức tạp”.
-
Trên cơ sở những thành công của cuộc thi “Tòa nhà hiệu quả năng lượng” năm 2006, 2008, và 2009, năm nay, Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tiếp tục phát động cuộc thi “Tòa nhà hiệu quả năng lượng” và “Quản lý năng lượng trong công nghiệp và tòa nhà” năm 2010.
-
Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà có thể đạt từ 30-35%. Trên thực tế, rất ít tòa nhà tận dụng được hết tiềm năng này, thay vào đó, năng lượng tiêu thụ cho khu vực các tòa nhà, đặc biệt là các công trình nhà ở và công trình công cộng cao tầng còn rất cao.
-
Công ty thủy điện SDE Energy cho biết tới cuối tháng 4 này, công trình điện sóng biển công suất 10 GW của Trung Quốc sẽ được hoàn thành. Đây là dự án năng lượng biển đầu tiên ở Trung Quốc đạt công suất 10GW trên vùng ven biển.
-
Tận dụng nhiệt khí xả động cơ tàu thủy nhằm tiết kiệm nhiên liệu là đề tài khoa học mà GS. TS Lê Viết Lượng và các cộng sự (thuộc Khoa Đóng tàu, ĐH Hàng hải) đã dày công nghiên cứu từ năm 2008 đến nay. Hiện tại công trình đã thành công và được đưa vào ứng dụng trong ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam góp phần quan trọng vào việc giảm ô nhiễm môi trường, chi phí nhiên liệu và chi phí cho việc xử lý chất thải.
-
heo tính toán của Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật Phần Lan công bố tại Hội thảo Vietaudit 2, tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà có thể đạt từ 30-35%. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện trạng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các công trình xây dựng ở Việt Nam hiện chưa tương xứng với tiềm năng và còn không ít rào cản.
-
Khu sinh thái cho doanh nghiệp đầu tiên tại Singapore sắp tới sẽ khởi công xây dựng tòa nhà có tên CleanTech One trị giá 90 triệu đôla Singapore. Đây là công trình đầu tiên của khu sinh thái CleanTech, dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng 12 năm 2011.
-
Tại Việt Nam, vấn đề tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà thấp tầng chưa được chú ý như đúng mức. Khi thiết kế, các tòa nhà thấp tầng hay bỏ qua yếu tố, nắng, gió, ánh sáng tự nhiên, khiến các công trình chưa thực sự thân thiện với môi trường.
-
Ngày 9/3, Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI) đã khánh thành và đưa vào sử dụng công trình sản xuất điện từ biogas bằng công nghệ hiện đại nhất thế giới, tại Xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Các sinh viên Đại Học Kiến trúc Boston và Đại học Tuffs đã mang đến với cuộc thi Năng lượng Mặt trời một tác phẩm đại diện cho New England: một ngôi nhà năng lượng mặt trời mang tên Curio. Đây là một trong số hai mươi tác phẩm dự thi giữa các trường đại học tranh giải ngôi nhà năng lượng mặt trời xuất sắc nhất của năm.
-
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế do Trường ĐH Oxford đứng đầu đã “nhìn” được vào khối vật chất dày đặc và nóng ở trung tâm các hành tinh, nhờ vậy đã hiểu biết sâu hơn về những phản ứng nhiệt hạch có kiểm soát. Toàn bộ công trình được công bố trên Tạp chí Nature Physics.
-
Một giải pháp tiết kiệm điện năng và nhiên liệu cho các hệ thống sử dụng nước để làm mát, hệ thống điều hòa trung tâm trong các tòa nhà văn phòng, khách sạn, nhà máy điện, máy thiết bị công trình…là tẩy rửa cáu cặn thường xuyên. Với việc làm này, có thể tiết kiệm đến 15% năng lượng hao phí do cáu cặn gây nên.
-
Theo Sở Tài chính TPHCM, 6 tháng đầu năm 2009, các đơn vị trên địa bàn TP đã tiết kiệm được hơn 58 tỷ đồng nhờ áp dụng cơ chế khoán cho lĩnh vực vệ sinh môi trường (thu gom, vận chuyển, xử lý rác, vớt rác trên kênh rạch), duy tu, bảo dưỡng hệ thống công trình phúc lợi công cộng…
-
Sử dụng săm xe đạp cũ cải tạo vòi nước thông dụng thành vòi nước tự khoá là ý tưởng của các em Hoàng Hữu Phước và Phan Ái Ngọc, trường THPT Nguyễn Huệ - thành phố Huế (Thừa Thiên - Huế). Tính thẩm mỹ tuy không cao nhưng rẻ, tận dụng được phế vật liệu, có tính ứng dụng cao, thích hợp với mọi nơi đang dùng vòi nước cũ mà không cần thay thế, tiết kiệm nước không thua kém các loại vòi tự khoá hiện đại, thời gian sử dụng lâu dài. Công trình này đã đạt giải nhì cuộc thi quốc gia "Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước" năm 2009.
-
Cách chống nóng hiện đại (hại điện) nhất trong phần lớn các công trình xây dựng ở Việt Nam hiện nay là dùng máy điều hoà nhiệt độ (ĐHNĐ).
-
Đáng tiếc là không chỉ trong tương lai gần mà ngay cả đến cuối thế kỷ này vẫn chưa thể tạo ra được siêu công nghệ năng lượng mới nhất, vì vậy chúng ta hãy hướng vào phân tích những công trình nghiên cứu triển khai cơ bản hiện có và đã được khẳng định đáng tin cậy.
-
Giống như một viên pha lê vươn lên từ đá, một cấu trúc ấn tượng nổi lên trên mặt đất: biệt thự Libeskind do kiến trúc sư lừng danh Daniel Libeskind thiết kế là một công trình nghệ thuật thật sự có thể tận dụng được nhiều nguồn năng lượng tái sinh.
-
Nhằm tìm kiếm các giải pháp tiết kiệm điện năng trong các nhà máy công nghiệp và công trình xây dựng tại Việt Nam, sáng ngày 24 tháng 6 năm 2009 tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo “Sử dụng năng lượng điện tiết kiệm và hiệu quả”. Hội thảo do Bộ Công Thương phối hợp với Phòng Thương mại châu Âu (Eurocham) và Công ty Schneider Electric tổ chức với sự tham dự của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng.
-
Kiến trúc là khởi đầu và là tiền đề của mọi yếu tố khác trong một ngôi nhà. Giải pháp kiến trúc thông minh là hợp lý công năng, thuận tiện cho con người, đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng trong công trình đồng thời tận dụng tốt yếu tố môi trường, cảnh quan, phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm hướng tới tiêu chí thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng.