-
Hệ thống tấm quang năng cán mỏng của Whirlwind bao gồm các tấm quang năng được đặt giữa các sống của các hệ thống tấm lợp kim loại thông thường. Những tấm năng lượng này được dính vào mái nhà bằng kim loại, và sau đó kết nối với một biến tần chuyển đổi dòng một chiều ở các tấm quang năng thành dòng xoay chiều có thể sử dụng trong nhà.
-
Biên bản thỏa thuận tập trung vào những vấn đề quan trọng về năng lượng trong thời gian tới như thỏa thuận đẩy mạnh hơn nữa các hợp tác kết nối lưới điện ba nước (dự án chung), đặc biệt là dự án liên kết mức 230 kV và 500 kV; hỗ trợ khai thác khả năng phát triển thủy điện trên dòng chính sông Mekong trên cơ sở đảm bảo môi trường, hệ thống sinh thái và xã hội
-
Do chưa được phép hòa vào lưới điện quốc gia như ở các nước nên tại VN hiện nay, để có hệ thống điện mặt trời, phải đầu tư cả bộ gồm 4 loại thiết bị chính là: tấm pin, bộ điều khiển sạc, bộ biến điện (DC-AC inverter) và bộ bình ắc-quy, trong đó có 2 bộ phận đắt tiền nhất là tấm pin và bộ bình ắc-quy.
-
Tính đến cuối năm 2009, hệ thống điện chiếu sáng của Xí nghiệp điện chiếu sáng Quảng Nam đã tiếp nhận quản lý, vận hành trên các địa bàn Núi Thành, Tam Kỳ, Phú Ninh, Thăng Bình, Điện Bàn, Đại Lộc, tuyến đường Dung Quốc - Chu Lai, tuyến cầu Câu Lâu - tuyến tránh Vĩnh Điện với khối lượng 150 trạm đèn, 185km đường dây và 6.000 bóng.
-
Ngày nay, 80% nhu cầu năng lượng thế giới được đáp ứng bởi nhiên liệu hóa thạch và đây cũng là nguồn thải ra một lượng lớn CO2, khí nhà kính vào khí quyển. Nhu cầu về một nguồn năng lượng bền, không cacbon và giá rẻ là điều vô cùng bức thiết.
-
Trong khi giá của hệ thống quang điện đã giảm dần trong nhiều thập kỷ thì chi phí của các nhà máy điện hạt nhân mới lại đang tăng lên - và một giao điểm lịch sử đã xuất hiện tại Bắc Carolina, Hoa Kỳ khi quang điện giờ đây đã rẻ hơn so với điện hạt nhân.
-
Để tiết kiệm điện năng, Công ty Cổ phần FOCOCEV tiến hành cải tạo đồng loạt hệ thống điện. Ngoài các biện pháp như thay dần các bóng đèn cũ bằng bóng compact tiết kiệm điện, thay động cơ thừa tải, công ty cũng tiến hành thay thế, cân chỉnh các dây đai động cơ bị chùng, trang bị súng bắn nhiệt độ để kiểm tra các vị trí tiếp xúc điện kém. Với cách làm đó, lượng điện năng tiêu thụ giảm 5kwh/ tấn sản phẩm tương đương tiết kiệm gần 100 triệu đồng mỗi năm.
-
Giai đoạn 1 khí LNG sẽ được nhập về thông qua kho nổi chứa và tái hóa khí (FSRU – Floating Storage Regasification Unit) từ 2012 đến 2015 với khối lượng dự kiến tới 1 triệu tấn LNG/tấn. Giai đoạn 2, khí sẽ được nhập thông qua hệ thống kho cảng trên bờ (land based terminal) vào năm 2015 cho hợp đồng nhập khí dài hạn có thể đến 20 năm. Trong giai đoạn này, khối lượng nhập khẩu dự kiến tối thiểu là 1 triệu tấn/năm trong thời gian đầu và sau đó sẽ tăng lên từ 3 đến 6 triệu tấn/năm, tùy thuộc vào sự phát triển của thị trường khí trong nước.
-
Giải thích về công nghệ biến rác thải, bùn thải thành điện, TS Hoàng Sinh Trường, Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng mới, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, phát điện từ than bùn được thực hiện theo cơ chế thu hồi khí từ bãi chôn lấp và phát điện theo cơ chế CDM (Clean Development Mechanism - cơ chế phát triển sạch). Một hệ thống nhiều ống thu khí sẽ được chôn ở độ sâu 15m để thu khí gas phát sinh từ quá trình phân hủy rác ở các ô chôn lấp.
-
Từ đầu tháng 7, sẽ tắt 1/3 số đèn ở các tuyến trục chính, trung tâm, trục hướng tâm có lắp thiết bị giảm công suất ngay từ đầu giờ bật đèn. Đồng thời rà soát, điều chỉnh tiết giảm thêm các khu vực như nút giao thông, quảng trường có cột đèn pha, chỉ vận hành 1/4 số đèn từ 18 giờ 30 đến 23 giờ. Hệ thống chiếu sáng trang trí thường xuyên tối thứ 7 hằng tuần cũng không được bật.
-
Liên doanh mới - bắt đầu vào hoạt động từ tháng 1/2011 với tỷ lệ góp vốn Hitachi 50%, Mitsubishi Heavy và Mitsubishi Eletric 50% - sẽ tập trung vào các lĩnh vực tiếp thị, lắp đặt vào bảo trì sau lắp đặt hệ thống thủy điện, cũng như thiết kế và phát triển các thiết bị sử dụng trong nhà máy thủy điện như tuabin thủy lực, máy phát điện, hệ thống điều khiển.
-
IBM cho biết nước tản nhiệt hiệu quả hơn gấp 4.000 lần so với không khí. Trước đây, nước cũng được sử dụng phổ biến để làm mát các hệ thống máy tính lớn, nhưng nước đó thường được giữ ở nhiệt độ thấp, nên đòi hỏi tốn nhiều điện năng để dẫn truyền.
-
Sau các hệ thống sưởi ấm dựa trên các suối nước nóng dưới lòng đất và các cối xay gió mini được lắp đặt trong các tòa nhà, người dân Paris giờ đây sẽ có thêm một nguồn năng lượng sạch nữa ngay dưới những cây cầu nổi tiếng của họ. Chúng được gọi là “hydroliennes”, hay tuabin thủy lực, hoạt động nhờ dòng chảy của sông Seine.
-
Ngày 2/7, Tập đoàn Toshiba tuyên bố họ sẽ hợp tác với hãng sản xuất xe hơi Mitsubishi cùng sản xuất hệ thống pin Lithium ion có thể sạc lại được để sử dụng cho xe điện trong bối cảnh nhu cầu đối với dòng xe tiết kiệm nhiên liệu này đang tăng mạnh.
-
Chỉ còn khoảng 100 ngày nữa Hà Nội và cả nước sẽ tưng bừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long (10/10/2010). Tiến tới ngày trọng đại của dân tộc hàng loạt sự kiện đã diễn ra, hàng loạt công trình hoành tráng đánh dấu mốc son lịch sử đã được khởi công xây dựng. Để Hà Nội thêm đẹp, rực rỡ, chiếu sáng công cộng có vai trò không nhỏ. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra đối với hệ thống chiếu sáng là vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, đảm bảo độ an toàn vừa phải tiết kiệm, hiệu quả.
-
Ông Trần Văn Tùng, Phó Giám đốc Công ty TNHH Đại Thành cho biết, qua hệ thống năng lượng mặt trời nước được đun sôi ở nhiệt độ trung bình từ 28 đến 600c, sau đó được đưa vào bình chứa để sử dụng vào khâu vệ sinh mỡ cá trong quá trình chế biến. Nếu đun nước sôi bằng điện thông thường Công ty phải mất 36kWh/1m3 nước, trong khi sử dụng máy nước nóng bằng năng lượng mặt trời chỉ mất 2kWh điện để bơm nước
-
Trong điều kiện hệ thống điện thiếu nguồn trầm trọng như hiện nay, huy động vốn để xây dựng một nhà máy thủy điện (dù công suất nhỏ) phát lên lưới điện mà không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường chính là việc làm thiết thực góp phần giảm thiểu khó khăn cho ngành điện, đồng thời cũng là một hình thức tiết kiệm điện năng cho đất nước.
-
GS.VS Trần Đình Long, phó chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam cho rằng, lượng điện năng từ thủy điện chiếm tới trên dưới 40% tổng điện năng của toàn quốc, nên khi thời tiết khắc nghiệt, khô hạn diễn ra, thiếu nước, đặc biệt khi mực nước các hồ xuống quá thấp thì sẽ gây thiếu hụt tương đối lớn điện năng của cả hệ thống.
-
Tại Nhà máy gạch Tiêu Giao và Hoành Bồ, những sáng kiến cải tiến hệ thống nung đốt từ việc sử dụng than cám sang sử dụng dầu FO tại lò nung tuy-nen, thu hồi nhiệt khí thải lò nung tuy-nen, cơ giới hóa công đoạn vận chuyển sản phẩm, cải tiến hệ thống quạt gió, quạt làm nguội... từng bước tăng năng suất lao động, hiệu suất chạy máy, giảm thiểu tiêu hao nhiên liệu, ổn định chất lượng sản phẩm.
-
Vào mùa hè, nhu cầu sử dụng điện cho các mục đích làm mát, chạy điều hòa, quạt điện của người dân tăng lên đáng kể. Theo số liệu chính thức của Bộ năng lượng Mỹ, một ngôi nhà tiêu chuẩn sử dụng hơn 50% năng lượng cho việc điều hòa không khí. Trong khi đó, khả năng cung cấp của các nhà máy điện là có hạn. Do vậy, không chỉ ở Việt Nam, nhiều khu vực trên thế giới thường xuyên xảy ra tình trạng cắt điện trong nhiều ngày, gây bất tiện trong sinh hoạt của người dân cũng như những thiệt hại cho nền kinh tế địa phương.