-
Khu vực dự án được đặt trên diện tích 400m2 tại Trung tâm nghiên cứu CeRSAA. Tại tòa nhà độc đáo này, hệ thống quang điện của Solyndra được tích hợp vào các cấu trúc nhà kính. Solyndra đang hướng đến một công nghệ hình trụ có một không hai. Công nghệ này giúp thu ánh nắng mặt trời ở hướng trực tiếp, khuếch tán, và phản chiếu trên bề mặt 360 độ đồng thời cho phép truyền đồng nhất ánh sáng cho các khu vực bên dưới.
-
Một loại tàu lặn hoạt động bằng bàn đạp có khả năng lặn sâu 30m đã được Công ty Marine Innovative Technologies Ltd (MIT) ở St.Petersburg, Nga, chế tạo. Tàu lặn này phần lớn được làm bằng kính acrylic đặc biệt giúp người ngồi bên trong ngắm cảnh dưới nước.
-
Bình ắc quy MetalCell được trang bị những tấm magiê bên trong. Khi cho nước muối vào, natri trong nước muối sẽ phản ứng với magiê tạo thành một lượng điện năng hạ thế có thể sạc máy tính xách tay, đèn pin, kính nhìn ban đêm
-
Vi sinh vật đơn bào sống trong một tấm panen có hình dạng giống như pin quang điện. Bề mặt tấm panen có một lớp kính để đón ánh sáng mặt trời. Những vi sinh vật này sống trong nước mặn và cần một lượng nhỏ các dưỡng chất hóa học.
-
Loài hướng dương silverleaf dại có khả năng chịu hạn, có thể cao đến 4,5 m và đường kính hơn 10 cm. Ông Loren Rieseberg, giáo sư thực vật học thuộc Đại học British Columbia(Canada) và là người chủ trì công trình nghiên cứu, cho biết: “Do giống cây này là họ hàng gần nhất của loài hướng dương được trồng, nên có lẽ việc thay đổi một số đặc điểm không mấy phức tạp”.
-
Theo nhận định chung của nhiều nhà nghiên cứu, tiềm năng áp dụng Sản xuất sạch hơn (SXSH) ở Việt Nam là rất lớn. Kết quả khảo sát của Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam cho thấy, áp dụng SXSH hàng năm Việt Nam sẽ có tiềm năng giảm tiêu hoa năng lượng đáng kể bao gồm 40 – 70 % tiêu hao nước, 20-50% tiêu hao năng lượng, 50-100% chất thải nguy hại và khoảng 20-50% khí thải nhà kính.
-
Mới nghe tưởng như là điều phi lý, song đây lại là một trong số 61 đề án lọt vào chung khảo Ngày Sáng tạo Việt Nam 2010, với chủ đề "Biến đổi khí hậu" do Ngân hàng Thế giới tổ chức. Với ý tưởng sáng tạo này, tác giả muốn góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc tiết kiệm nhiên liệu, giảm phát thải khí thải nhà kính.
-
Ngân hàng thế giới (WB) mới đây đã khuyến cáo Trung Quốc và Đông Nam Á cần tăng thêm 1600 tỷ USD đầu tư vào năng lượng tái tạo nhằm làm chậm tốc độ tăng khí thải nhà kính trong vòng 20 năm tới.
-
Khác với hệ thống sưởi ấm nhà kính sử dụng nồi hơi trước kia, hệ thống này trước tiên lắp đặt thiết bị phát nhiệt ở gần cây trồng thực vật, sau đó thông qua máy bơm nhiệt để truyền tải nhiệt lượng tới cây trồng thực vật, từ đó giảm đáng kể chi phí nhiên liệu.
-
Ba chàng kính cận lớp 11 Trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM đã qua mặt các học sinh THPT Nguyễn Thị Minh Khai và THPT Bùi Thị Xuân, ẵm giải nhất trong cuộc thi “Đồng hành cùng năng lượng năm 2009”. Cuộc thi do Công ty Điện lực TP.HCM và Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM phối hợp tổ chức.
-
Nhiều quốc gia đã tăng cường triển khai công nghệ yếm khí để sản xuất năng lượng từ rác thải, góp phần giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính gia tăng nhiệt độ trái đất. “Một mũi tên trúng nhiều đích”, công nghệ này vừa tạo ra nguồn năng lượng “sạch” vừa làm sạch môi trường sống.
-
Nhiều năm qua, công tác giảm tổn thất điện năng (TTĐN) của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được triển khai rất quyết liệt và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Các đơn vị đã thực hiện đầu tư củng cố lưới điện, rút ngắn bán kính cấp điện, nâng tiết diện dây, công suất máy biến áp để phù hợp với yêu cầu của tải và giảm TTĐN. Bên cạnh đó, các giải pháp trong quản lý vận hành, quản lý kinh doanh đã được thực hiện, góp phần vào kết quả giảm TTĐN chung của EVN.
-
Theo số liệu được công bố trong Hội thảo quốc tế về chính sách và công nghệ tiết kiệm năng lượng tại Trung Quốc diễn ra sáng nay, 15 tháng 9 do Bộ Công Thương chủ trì, giai đoạn 1995 đến 2005, Trung Quốc đã giảm được tới 47% tổng năng lượng tiêu thụ cùng 1.800 triệu tấn CO2, góp phần giảm mối đe dọa của hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Chính những con số cụ thể đã nói lên sự thành công của Chính phủ Trung Quốc trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và bảo vệ môi trường. Hội thảo là cơ hội để các chuyên gia hai nước trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực “nóng” của toàn cầu này.
-
Hệ thống này vận hành trên nguyên lý: trước tiên, dùng nhiều mặt kính hội tụ ánh sáng mặt trời vào một đường ống, làm nước trong đường ống này nóng lên, sau đó dùng năng lượng do nước nóng tạo nên để khởi động máy làm lạnh có chứa nước lạnh; khi đó bộ phận này sẽ đưa đến điều hoà lượng nước đủ làm ra khí lạnh.
-
Công nghệ diode hữu cơ tiết kiện điện năng sẽ trở thành nguồn chiếu sáng chính tại gia khi công ty Osram lần đầu đưa kỹ thuật này vào một chiếc đèn bàn. Màn hình diode phát sáng hữu cơ khác với LCD ở chỗ chúng không cần đèn chiếu từ sau vì mỗi pixel làm từ phân tử phốt pho sẽ tự sáng khi được kích thích. Vấn đề là phải đưa phân tử này lên chất nền như mặt kính, nhựa hay kim loại.
-
Một bó dây cáp truyền dẫn được 5 gigawatt – tương đương với sản lượng của 5 nhà máy điện hạt nhân – có thể nằm gọn trong một đường ống với đường kính chỉ 3 feet chôn được dưới lòng đất.
-
Ý tưởng về các “thành phố thông minh” - tự cung tự cấp năng lượng - trở nên rất phổ biến tại Liên minh châu Âu (EU), nơi đặt mục tiêu đầy tham vọng là cắt lượng khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2020 xuống bằng 1/5 của mức năm 1990.
-
Theo nhà phát minh Craig Grimes ở Đại học Pennsylvania (Mỹ), việc loại bỏ CO2 ra khỏi bầu khí quyển (nhằm giảm tác động lên khí hậu Trái đất) và biến khí thải gây hiệu ứng nhà kính này thành nhiên liệu hiện nay không còn là chuyện bất khả thi.
-
Các nghiên cứu Mỹ vừa cho biết họ đã tìm ra một phương pháp mới xác định sự tồn tại của năng lượng tối trong vũ trụ.Họ đã dùng kính viễn vọng không gian Chandra của NASA để quan sát lực bí ẩn này thúc đẩy sự giãn nở của vũ trụ với vận tốc tăng nhanh mặc dù có lực hấp dẫn của Trái Đất.
-
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những vấn đề quan trọng đối với toàn cầu cũng như sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia hay của từng doanh nghiệp. Giảm tiêu thụ năng lượng cũng đồng nghĩa với việc giảm phát thải khí nhà kính, góp phần ngăn chặn sự nóng lên của khí hậu trái đất. Giảm tiêu thụ năng lượng cũng mang lại lợi ích cho người sử dụng năng lượng, doanh nghiệp do việc giảm chi phí kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường.