-
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Hebrew, ở Jerusalem, Israel, đã đạt được bước đột phá trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nano, họ đã thành công trong việc làm thay đổi tính chất tinh thể nano với các nguyên tử tạp chất, thông qua một quá trình được gọi là doping. Điều này đã mở đường cho việc sản xuất các tinh thể nano bán dẫn đã được tăng cường tính năng dẫn điện
-
Ông Mark Wigmosta, nhà thủy văn học của PNNL, trưởng nhóm tác giả cho biết: “Tảo là một trong những chủ đề nóng tại các cuộc thảo luận về nhiên liệu sinh học gần đây, nhưng cho tới nay, chưa có ai xem xét một cách kĩ lưỡng những khả năng mà Mỹ có thể tạo ra, lượng đất và nước nó cần. Nghiên cứu này mang lại những cơ sở nền tảng và ước tính ban đầu, nhằm cung cấp thông tin cần thiết một cách tốt hơn cho những quyết định về năng lượng tái tạo”.
-
Ưu điểm của thiết bị này là tận dụng nguồn năng lượng ánh sáng từ tự nhiên, giảm thiểu điện năng tiêu thụ nhưng vẫn bảo đảm tiêu chuẩn chiếu sáng. TS. Nguyễn Phan Kiên, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, hiện nay, các phương pháp tiết kiệm điện cho đèn huỳnh quang không nhiều, mới chỉ có chấn lưu hai công suất, chấn lưu điện tử.
-
Theo một nghiên cứu mới đây của Stanford, trồng các loại cỏ lâu năm phục vụ sản xuất nhiên liệu sinh học có thể giúp giảm nhiệt độ mặt đất tại khu vực đó. Nghiên cứu này được công bố trên mạng 0của tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS), tiếp bước các sáng kiến cấp liên bang trong việc đưa Mỹ thoát ra khỏi tình trạng sử dụng liệu hóa thạch bằng cách tăng cường sản xuất ethanol.
-
VASEP và IFC đã công bố kết quả đề tài nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 21/193 nhà máy chế biến thủy sản tại ĐB Sông Cửu Long. Trong số các nhà máy khảo sát, nhà máy nào cũng có thể tiết kiệm năng lượng hơn mức tiêu thụ hiện tại, kể cả những nhà máy mới. Ở từng nhà máy, bất cứ khâu nào cũng có thể tiết kiệm năng lượng hơn nữa.
-
Từ nguồn nhiệt dư thừa trong quá trình luyện than coke, Công ty CP năng lượng Hòa Phát không những không phải mua điện mà còn thu về mỗi tháng gần 8 tỉ đồng tiền bán điện cho công ty thành viên trong cùng tập đoàn. Không chỉ ứng dụng trong nhà máy luyện coke, theo thông tin từ Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn này đang nghiên cứu để ứng dụng công nghệ tận thu nhiệt phát điện trong nhà máy xi măng.
-
Lấy lại nguồn năng lượng đã qua sử dụng, bảo vệ môi trường và tạo ra các sản phẩm có ích cho đời sống là ý nghĩa của đề tài tái sử dụng pin điện thoại di động. Đây là nghiên cứu khoa học của nhóm AFour gồm 5 thành viên lớp 11A4 trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM).
-
Theo nghiên cứu của Clean Energy Patent Growth Index vừa mới công bố, hãng sản xuất xe hơi GM của Mỹ đã nhận được các bằng sáng chế về năng lượng sạch nhiều hơn bất kỳ tổ chức nào khác trong năm qua.GM đã được nhận 135 bằng sáng chế, chiếm gần 14% trong tổng số 1.881 bằng sáng chế ở Mỹ mà 700 tổ chức đạt được trong năm 2010.
-
Chiếc máy bay 2 ghế chạy bằng điện do Viện Thiết kế máy bay trường Đại học Stuttgart, Đức chế tạo sẽ được tài trợ nghiên cứu để tiếp tục phát triển công nghệ.Máy bay chạy bằng điện ứng dụng công nghệ mới "eGenius", được giới thiệu lần đầu tiên tại Hội chợ triển lãm hàng không quốc tế, Friedrichshafen, Đức, diễn ra từ ngày 13 đến 16/4.
-
Hoạt động nghiên cứu và phát triển dự án Solar Soldier trong 2 năm, nhằm sản xuất thiết bị thu nhận năng lượng bằng cách kết hợp giữa pin mặt trời và các thiết bị nhiệt điện. Nhóm thực hiện, gồm 15 nhà khoa học và nhà nghiên cứu từ Glassgow, Loughborough, Strathclyde, Leeds, Reading và Đại học Brunel, sẽ cùng nhau nghiên cứu các cách thức quản lí, lưu trữ và sử dụng nhiệt do hệ thống này sản sinh ra.
-
Với sự hỗ trợ của hãng sản xuất lò phản ứng Areva, hãng sản xuất năng lượng hạt nhân EDF và cơ quan nguyên tử Pháp CE, hãng sản xuất tàu ngầm DCNS nằm dưới sự quản lí của nhà nước sẽ tiến hành nghiên cứu tính khả thi trong vòng 2 năm, nhằm xác định khả năng gây ô nhiễm và tính an toàn.
-
Viện mặt trời Úc và Trung tâm nghiên cứu quốc gia về hàng không học và vũ trụ Đức đang cùng nhau chia sẻ thông tin để phát triển công nghệ mặt trời. Trong khuôn khổ bản ghi nhớ do ông Kim Carr - Bộ trưởng bộ Cải cách, Công nghệ và Khoa học và Nghiên cứu ký tuần qua tại Berlin, ASI và DLR sẽ cùng hợp tác tăng cường công nghệ, nhằm đưa năng lượng mặt trời trở thành nguồn năng lượng bền vững trên toàn cầu.
-
Đó là con số ấn tượng vừa được công bố bởi Sở Công thương Đồng Tháp sau 2 năm thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng sử dụng năng lượng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và nghiên cứu các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”. Mức tiết kiệm 25% tổng năng lượng tiêu thụ tương đương 48.000 tấn dầu qui đổi. Thực hiện các giải pháp hiệu quả năng lượng mỗi năm Đồng Tháp sẽ giảm phát thải trên 27.000 tấn CO2 ra môi trường.
-
Theo tạp chí Applied Physics Letters, các nhà khoa học New Zealand đang nghiên cứu chế tạo một loại máy phát điện "mềm" làm bằng cơ nhân tạo, dùng tụ điện biến thiên giúp chuyển hóa cơ năng thành điện năng.
-
Một nhóm nghiên cứu ở Viện Công nghệ California, Mỹ vừa phát hiện gỉ từ các lò nướng có thể tạo ra nguồn nhiên liệu giá rẻ và vô hạn.Nhiên liệu này có thể chuyển thành khí gas hoặc tạo ra pin điện.
-
Không chỉ chuyển đổi từ bóng đèn tròn sang sử dụng bóng đèn tiết kiệm, nhiều nông dân ở Hàm Thuận Bắc còn nghiên cứu để giảm bớt giờ thắp đèn cho thanh long để tiết kiệm tối đa tiền điện.
-
Giáo sư Paul Braun và các cộng sự ở Đại học Illinois đã nghiên cứu phát triển cấu trúc nano 3 chiều cho cực âm của pin, cho phép nó nạp và phóng điện nhanh mà không làm hao phí nguồn năng lượng tích trữ.
-
Viện khoa học quốc gia Australia đang phối hợp cùng với các trường đại học hàng đầu trong một dự án nghiên cứu trị giá 8,3 triệu dolla Australia(178 tỷ VND) sử dụng enzim sản xuất nhiên liệu sinh học từ cây khô. Dự án nằm trong kế hoạch của Nhóm năng lượng chuyển đổi thuộc Tổ chức nghiên cứu Khoa học & Công nghiệp nhằm tìm kiếm cách thức hữu hiệu dùng cây khô sản xuất năng lượng bền vững cung cấp cho xe hơi, xe tải, thậm chí máy bay.
-
Trong khuôn khổ chương trình của hội đồng nghiên cứu Anh RCUK, Khoa học Nano từ nghiên cứu tới ứng dụng, Hội đồng nghiên cứu kĩ thuật và khoa học EPSRC và Viện chiến lược công nghệ (TSB) đang đầu tư vào 4 dự án hợp tác nghiên cứu và phát triển đầu ngành. Các dự án này đã chỉ ra các thách thức trong việc thiết lập chuỗi cung ứng và phát triển công nghệ.
-
Trong bối cảnh nguồn nhiên liệu cung cấp cho hoạt động của các loại động cơ ngày một khan hiếm và tăng giá, gần đây nhất, xăng A92 đã tăng đến 21.300 đồng/lít, một số nhà khoa học VN đã nghiên cứu cách thay thế xăng dầu bằng nước lã, chất thải...