-
Một công nghệ hàn mới dùng để chế tạo đường ống áp lực phục vụ cho công trình thủy điện vừa và nhỏ vùa được đưa vào áp dụng thành công tại Việt Nam. Đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị hàn tự động nối ống có đường kính lớn ở trạng thái không quay” do TS Hoàng Văn Châu – Viện nghiên cứu cơ khí làm chủ nhiệm vừa được nghiệm thu sáng 11/9 tại Hà Nội.
-
Ngày 9/9/2010, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2006-2010. Thứ trưởng Đỗ Hữu Hào đã tới dự và chủ trì hội nghị. Tới dự hội nghị có trên 150 đại biểu đến từ các cơ quan Bộ, Ngành liên quan, cơ quan nghiên cứu khoa học, các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Bộ Công Thương; đại diện Bộ Khoa học và công nghệ cùng đông đảo cơ quan thông tấn báo chí.
-
Trong nghiên cứu "Triển vọng toàn cầu về methane hydrate," Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã nhấn mạnh khí methane hydrate có thể sẽ là nguồn năng lượng được khai thác hiệu quả kinh tế nhất để thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch đang cạn kiệt, trong bối cảnh nhu cầu năng lượng toàn cầu vượt quá xa khả năng cung cấp trong tương lai gần.
-
Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ vừa chế tạo một mẫu robot bằng vật liệu nano, có thể phối hợp với nhau tự thu gom dầu tràn ngoài đại dương một cách nhanh chóng.
-
Đây là thành quả của giáo sư Charles Greenwood, người đã nghiên cứu phát triển các loại xe chạy bằng sức người từ năm 1968, nhằm loại bỏ hai thứ: khí thải của động cơ đốt trong và giảm cân cho những người quá khổ.
-
Lãnh đạo nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Fernando Galembeck cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi có thể mở đường cho sự ra đời của 1 loại năng lượng thay thế mới.” Cũng qua nghiên cứu này, vấn đề về làm thế nào điện có thể được tạo ra và biến đổi trong không khí sẽ có câu trả lời.
-
Chúng ta đã được nghe nói đến điện mặt trời, điện hạt nhân, điện từ năng lượng gió và giờ đây một nguồn năng lượng khác đang được các nhà nghiên cứu thuộc đại học Campinas Brazil khám phá: điện từ khí quyển?
-
Mái nhà và vỉa hè màu sáng có thực sự hạn chế được lượng khí thải và chống lại hiện tượng biến đổi khí hậu không? Ý tưởng có từ nhiều năm qua đã được một nghiên cứu của phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley (thuộc bộ Năng lượng Mỹ) chứng minh là có.
-
Tại buổi họp báo, tiến sĩ hóa học Shelley Minteer thuộc đại học Saint Louis ở Missouri đại diện cho nhóm nghiên cứu đã phát biểu: “Thiết bị là sản phẩm đầu tiên sử dụng thế hệ tế bào nhiên liệu sinh học mới.Nếu được phát triển thêm,nó có khả năng thay thế các loại pin sạc hiện nay và sử dụng rộng rãi cho nhiều loại đồ điện tử khác nhau.”
-
Chính phủ Indonesia đang nghiên cứu kỹ chiến lược phát triển các nguồn năng lượng mới và tái sinh do tình trạng sản lượng khai thác dầu của nước này giảm.
-
Hiện có hai hướng nghiên cứu khác nhau nhằm mở rộng ranh giới của thiết bị không dây tiêu thụ ít năng lượng. Một hướng là tìm cách giảm bớt mức năng lượng tiêu thụ của thiết bị; hướng còn lại là tìm kiếm cách thức thu hoạch năng lượng từ môi trường.
-
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng paraffin là một chất trung gian tuyệt vời để phát triển vật liệu sử dụng trong các điện cực, một thành phần chính của pin Liti-ion (paraffin là một chất sáp rắn bao gồm các ankan, những hợp chất hữu cơ gồm hydro và cacbon).
-
Bỏ ra 40 triệu đồng và hơn sáu tháng nghiên cứu, Lê Từ Nhân, sinh viên khoa mỹ thuật công nghiệp, trường đại học Văn Lang TP.HCM đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp xe điện Bubble K dành cho trẻ em với số điểm cao nhất khoa.
-
Sa mạc đầy nắng là nơi lý tưởng cho việc đặt các tấm pin năng lượng để khai thác nguồn năng lượng gần như vô tận từ Mặt Trời. Nhưng cát và bụi bám lên bề mặt của các tấm pin làm giảm hiệu quả sản xuất điện năng của chúng đến 40%. Các biện pháp vệ sinh không khả thi ở nơi hiếm hoi về nước. Giải pháp sau cùng tỏ ra hữu hiệu nhất là dùng các tấm pin năng lượng có khả năng tự 'thổi' bay bụi khi chúng bám đến một lượng nhất định. Đây là công trình nghiên cứu của giáo sư Malay K. Mazumder dựa trên công nghệ được ứng dụng trên sao Hỏa.
-
Như chúng ta đã biết, pin quang điện chuyển đổi năng lượng từ ánh sáng mặt trời thành điện. Mặc dù đã có nhiều cải tiến nhằm tăng hiệu suất của công nghệ quang điện nhưng kết quả vẫn chưa thực sự khả quang.Vì vậy, mới đây các nhà nghiên cứu thuộc đại học Stanford đã phát triển một phương pháp giúp nâng cao gấp đôi hiệu suất của công nghệ quang điện hiện tại và đồng thời giảm bớt giá thành sản xuất để năng lượng mặt trời có thể cạnh tranh với các nguồn năng lượng khác.
-
Hệ thống nước nóng mặt trời hiện nay có một nhược điểm là trong thời gian có cường độ bức xạ mặ trời cực đại ( 12 – 14 giờ) thì nhu cầu sử dụng lại rất ít. Lượng nước có nhiệt độ cao giữ trong bình đến chiều, tối sẽ bị tổn thất nhiệt ra môi trường. Một nhóm nghiên cứu đã dùng chất trung gian để giữ lại nhiệt lượng đó và sử dụng khi cần.
-
Trong 2 nghiên cứu vừa công bố, các nhà khoa học cho biết họ đã phát hiện ra 2 cách để khiến pin quang điện rẻ hơn và đạt hiệu suất cao hơn. 1 trong 2 dự án, các nhà nghiên cứu từ đại học Toronto đã chứng minh rằng niken có thể thay thế kim loại vàng ở các tiếp điểm điện trong pin mặt trời hạt lượng tử dạng keo.
-
Theo các chuyên gia, sở dĩ Trung Quốc nhanh chóng khẳng định được vị trí trong lĩnh vực năng lượng xanh, trước hết là vì chính phủ nước này đã đầu tư mạnh vào việc nghiên cứu cải tiến công nghệ.
-
Dự án nghiên cứu hợp tác tại đại học Stanford và Phòng thí nghiệm gia tốc quốc gia SLAC dưới sự bảo trợ của Bộ Năng lượng và Cơ quan dự án nghiên cứu tiên tiến (DARPA) đã tìm ra quy trình hoàn toàn mới để đạt được hiệu quả thu nhận năng lượng tốt nhất và khả năng biến đổi năng lượng cao gấp 2 lần các quy trình hiện nay.
-
Ngành nghiên cứu pin quang điện Trung Quốc bao trùm lên mọi dạng vật liệu, từ truyền thống như Silic tinh thể đến vật liệu mới như nano TiO2 hữu cơ. Hàng chục phòng thí nghiệm hàng đầu đất nước “sáng đèn” ngày đêm miệt mài theo đuổi đa dạng công nghệ tiên tiến trong kỹ nghệ pin quang điện. Kể cả những cấu trúc rất mới mẻ của loại PMT đa phổ có khả năng phát điện ở hầu hết mọi vùng ánh sáng hay nói một cách khác ở mọi thời gian.