-
Lần đầu tiên tại Việt Nam, TS. Lê Hoàng Thị Tố và nhóm cộng sự của Công ty Đức Anh Quân (Q. Phú Nhuận, TP.HCM) nghiên cứu thực hiện thành công giải pháp kỹ thuật “Mái nhà điện mặt trời nối lưới”.
-
Theo kết quả khảo sát thực địa của bà Mona Arnold, Viện Nghiên cứu kỹ thuật VTT Phần Lan: hàng năm giao thông đường bộ Việt Nam xả ra 45 đến 50 nghìn tấn dầu thải; Đường sông là 8000 đến 8100 m3 dầu thải/năm; Đường sắt là 250 đến 300 tấn/ năm. Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu tái sử dụng dầu thải đạt tỷ lệ 70 đến 90%. Nếu làm được điều này, lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường thu được sẽ là rất lớn.
-
Tận dụng nhiệt khí xả động cơ tàu thủy nhằm tiết kiệm nhiên liệu là đề tài khoa học mà GS. TS Lê Viết Lượng và các cộng sự (thuộc Khoa Đóng tàu, ĐH Hàng hải) đã dày công nghiên cứu từ năm 2008 đến nay. Hiện tại công trình đã thành công và được đưa vào ứng dụng trong ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam góp phần quan trọng vào việc giảm ô nhiễm môi trường, chi phí nhiên liệu và chi phí cho việc xử lý chất thải.
-
Văn phòng nghiên cứu hải quân (ONR) của Mỹ vừa đưa ra loại pin nhiên liệu từ vi khuẩn, một công cụ mang tính cách mạng về sử dụng năng lượng trong hải quân.Loại pin này biến những nhiên liệu và các chất oxi hóa có sẵn trong môi trường nước thành điện, tạo ra một sự thay thế hiệu quả và đáng tin cậy cho pin thông thường và những nhiên liệu có hại cho môi trường.
-
Nhóm nghiên cứu ứng dụng bền vững của Đại học Queen, thành phố Kingston, Canada, đã công bố hai nghiên cứu khẳng định rằng năng Đông nam Ontario có nguồn năng lượng mặt trời rất dồi dào. Nhưng dồi dào đến mức nào? Câu trả lời khiến nhiều người không thể tin được: Đông nam Ontario có thể sản sinh ra mức năng lượng bằng tất cả các lò phản ứng hạt nhân của Mỹ cộng lại!
-
Một con lợn trung bình có thể cho 3,6 kg chất thải mỗi ngày. Nhóm nghiên cứu ước tính, một trang trại với 10 nghìn heo có thể sản xuất 5000 thùng dầu mỗi năm. Mỗi chú lợn sẽ có giá trị thêm 15USD.
-
Sau chín năm nghiên cứu thầm lặng, công ty công nghệ Bloom Energy ở Thung lũng Silicon đã ra mắt một sản phẩm mới: pin nhiên liệu. Công ty cho biết sản phẩm này có thể phát ra năng lượng nhờ việc kết hợp không khí và nhiều loại nhiên liệu mà không cần sự xuất hiện của phản ứng cháy.
-
heo tính toán của Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật Phần Lan công bố tại Hội thảo Vietaudit 2, tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà có thể đạt từ 30-35%. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện trạng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các công trình xây dựng ở Việt Nam hiện chưa tương xứng với tiềm năng và còn không ít rào cản.
-
Một nhóm các nhà nghiên cứu của Học viên công nghệ Massachusetts (MIT) đã tiến một bước dài trong công nghệ sản xuất pin. Công nghệ này cho phép chế tạo ra loại pin có tỷ trọng năng lượng gấp 3 lần các loại pin thông thường
-
Bản báo cáo của Hội Ðồng Nghiên Cứu Quốc Gia Hoa Kỳ cho biết khả năng sản xuất xe hơi chạy bằng hydrogen có thể đạt mức tăng đáng kể vào năm 2015. Ước tính số xe hơi sử dụng hydrogen sẽ là 20 triệu xe vào năm 2020, 60 triệu xe đạt được năm 2035, và khi giá cả của xe chạy hydrogen cạnh tranh được với các phương tiện giao thông khác.
-
Nghiên cứu của Bộ Năng lượng Mỹ cho rằng, nếu ngừng sử dụng 29,6 triệu tủ lạnh cũ trên phạm vi toàn quốc, người Mỹ có thể tiết kiệm được 25 triệu MW điện năng tương đương khoảng 2,8 tỷ đôla.Hay mỗi gia đình có thể tiết kiệm được từ 420 đến 750 đô la chi phí điện năng tùy theo số năm sử dụng.
-
EADS Astrium - một công ty nghiên cứu không gian lớn nhất Châu Âu đang tìm kiếm đối tác để cùng tiến hành thí nghiệm trạm điện năng lượng mặt trời không gian trên quỹ đạo.
-
Trung tâm Vật liệu và Môi trường khắc nghiệt (Viện Cơ học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) vừa hoàn thành nghiên cứu thiết bị chiếu sáng sử dụng năng lượng mặt trời (NLMT) phục vụ cho những vùng nuôi trồng thủy sản mà hiện nay chủ yếu dùng điện xoay chiều 220V, đòi hỏi dây dẫn điện khá dài, dễ mất an toàn.
-
Từ đầu 2008, trước thực trạng năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt và đắt đỏ, Sở Khoa học & Công nghệ TPHCM và Khoa công nghệ & Quản lý môi trường (ĐH Văn Lang) đã phối hợp nghiên cứu khả năng sinh khí sinh học từ hỗn hợp chất thải rắn (CTR) hữu cơ và đã ứng dùng thành công khi sử dụng làm nhiên liệu phát điện.
-
Cơ quan Nghiên cứu&Phát triển Hải dương Nhật Bản đã bắt tay vào việc phát triển công nghệ biến khí thải CO2 thành khí đốt tự nhiên mêtan, bằng cách bơm CO2 xuống mỏ than dưới đáy biển và "nhờ" các vi sinh vật đặc biệt ở đó chuyển CO2 thành khí đốt tự nhiên.
-
Viện nghiên cứu quốc tế RIT vừa phát triển loại đèn chiếu sáng thông minh với các sợi nano, tiết kiệm năng lượng năm lần so với đèn thông thường và không chứa thủy ngân như đèn huỳnh quang.
-
Trong bối cảnh các nguồn năng lượng thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, vấn đề tiết kiệm năng lượng (TKNL) càng trở nên cấp bách. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2009, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Tư vấn phát triển ngành công nghiệp tỉnh (sở Công Thương) đã có nhiều hoạt động tích cực góp phần vào việc TKNL trên địa bàn…
-
Tỉnh Bình Thuận hiện có trên 5.500 tàu thuyền hoạt động đánh bắt thuỷ sản, trong đó số tàu thuyền công suất lớn (90CV trở lên) chiếm trên 20%. Trước thực trạng giá xăng dầu tăng cao, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh đã nghiên cứu và đưa vào ứng dụng mô hình bóng đèn tiết kiệm điện. Mô hình này đã mở ra cho ngư dân một giải pháp khả thi trong việc tiết kiệm nhiên liệu, giảm tối đa gánh nặng chí phí cho ngư dân.
-
Nguồn năng lượng biển, nhất là nguồn năng lượng tái tạo là vô giá, vừa thân thiện với môi trường vừa rẻ. Tuy vậy, để sử dụng nó, chúng ta cần có một dự án cấp Nhà nước, nghiên cứu, khảo sát, nhằm cung cấp những số liệu chi tiết để các nhà đầu tư xây dựng và khai thác nguồn tài nguyên biển Việt Nam.
-
Một công ty năng lượng mặt trời của Jerusalem mới đây đã nghiên cứu chế tạo ra một loại tấm pin năng lượng mặt trời màu, nó có thể hấp thụ quang năng từ ánh sáng mặt trời giữa các màu khác nhau trong quang phổ ánh sáng mặt trời. Vì vậy trong quá trình hoạt động có thể không cần phải đặt trực tiếp dưới mặt trời. Hơn nữa, nó còn có thể đạt được 20% tỉ lệ chuyển đổi, cao gấp 2 lần so với tấm năng lượng mặt trời thông thường.