-
Có 5 yếu tố cơ bản trong một thiết kế Passivhaus, ngôi nhà siêu hiệu quả: 1 - Cách nhiệt cao cấp; 2 - Giảm nhu cầu nhiệt; 3 - Kín gió; 4 - Cửa sổ “thu nhiệt”; 5 - Thông gió thu hồi nhiệt. Ngôi nhà siêu hiệu quả - Passivhaus có nguồn gốc từ Mỹ vào những năm 70.
-
Hãng tin AFP ngày 1/12 đưa tin Nga đã hoàn tất việc xây dựng một ngân hàng nhiên liệu hạt nhân đầu tiên trên thế giới. Ngân hàng hạt nhân này nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Nga Rosatom và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Ngân hàng nhiên liệu hạt nhân này được đặt tại thành phố Angarsk ở Siberia. “Vốn liếng” ban đầu của nhà băng đặc biệt này là 120 tấn urani làm giàu ở cấp độ thấp, từ 2-4,95%.
-
Khoản vay mà Ngân hàng thế giới dành cho các dự án năng lượng tái tạo và dự án sử dụng năng lượng hiệu quả tăng 300% trong khoảng thời gian giữa năm tài chính 2007 và 2008, đạt mức kỷ lục 3,4 tỷ đô la Mỹ. Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn này, khoản vay Ngân hàng thế giới dành cho những dự án sử dụng nhiên liệu hóa thạch tăng mạnh 430%.
-
Nhà sản xuất Toshiba (Nhật Bản) vừa hé lộ thông tin về một số mẫu TV mới nhất của hãng, với tên gọi Power TV được tích hợp sẵn pin sạc bên trong, có khả năng hoạt động liên tục trong vòng 2 giờ mà không cần cắm điện. Theo tiết lộ của Toshiba, dòng Power TV sẽ có ba mẫu sản phẩm với tên gọi là PC1, PS1 và PB1 với kích cỡ màn hình từ 24 inch tới 32 inch. Hai trong ba chiếc TV này sẽ sử dụng công nghệ chiếu sáng đèn nền LED để làm giảm năng lượng.
-
Tiến sỹ Kent Moors, cố vấn của 6 trong 10 công ty dầu khí lớn nhất thế giới và là chuyên gia hàng đầu về năng lượng toàn cầu, dự báo khí ga hóa lỏng (LNG) sẽ là nguồn năng lượng tương lai và Bắc Mỹ sẽ trở thành nguồn cung cấp khí đốt lớn nhất thế giới.
-
IBM, một trong những công ty hàng đầu thế giới về IT và giải pháp mạng lưới thông minh đang dự kiến sẽ cung cấp dịch vụ cho Ấn Độ trong vài năm tới. Tổng giám đốc của Global Energy and Utilities thuộc tập đoàn IBM phát biểu trên một tờ nhật báo kinh doanh của Ấn Độ rằng công ty của ông nhận thấy những tiềm năng phát triển vô cùng to lớn ở thị trường Ấn Độ khi mà người tiêu dùng điện ngày càng nhiều hơn.
-
Đường cao tốc đầu tiên trên thế giới được xây dựng tại Italy vào năm 1926. Hiện nay, nước này đang chuẩn bị mở thêm một con đường cao tốc khác nối hai thành phố Catania và Siracusa (đường cao tốc A18). Tuy nhiên, đây không phải là một con đường cao tốc thông thường mà là con đường đầu tiên trên thế giới được trang bị hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời với diện tích pin mặt trời lên tới 20 héc-ta.
-
Bộ trưởng Quốc phòng Canada Peter McKay ngày 15/11 cho biết nước này sẽ chi 20 triệu đôla Canada (hơn 19,8 triệu USD) cho dự án năng lượng thủy triều tại vịnh Fundy thuộc tỉnh Nova Scotia, một trong những bước đi nhằm biến Canada trở thành một "siêu cường năng lượng sạch."
-
Có nhiều nguyên nhân khiến Chính phủ nên đặt ưu tiên hàng đầu cho phát triển ngành khí như: doanh thu, kinh tế, môi trường, an ninh năng lượng, sản xuất điện… Theo báo cáo “Xây dựng khung phát triển ngành khí Việt Nam” của Ngân hàng Thế giới mới được công bố thì qui mô của ngành khí tự nhiên của Việt Nam sẽ tăng lên gấp 3 lần nếu đạt được các mục tiêu Chính phủ đề ra. Đến năm 2025, ngành khí phải đảm bảo khai thác đủ lượng tiêu thụ lên mức 24 tỷ m3/năm.
-
Ông Alain Barbu, quyền Giám đốc Ngân hàng Thế giới phát biểu: “Phát triển ngành khí tự nhiên là một phần quan trọng của toàn bộ chính sách kinh tế của Việt Nam và rất quan trọng trong Chiến lược Quốc gia về Phát triển năng lượng. Việt Nam muốn chuyển hướng tới các thị trường cạnh trạnh, điều này cần được thực hiện dần dần, sao cho có một khung giá ổn định liên kết tới các thị trường nhiên liệu cạnh tranh, có thể hỗ trợ việc xây dựng sản xuất khí và cơ sở hạ tầng.”
-
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa công bố báo cáo "Triển vọng năng lượng thế giới hàng năm," trong đó dự báo Australia sẽ vượt qua Na Uy, trở thành nhà sản xuất khí đốt lớn thứ 3 trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vào năm 2035, sau Mỹ và Canada. Theo IEA, sản lượng khí đốt của Australia sẽ vượt Malaysia vào năm 2020, và vượt Indonesia vào năm 2025.
-
Honeywell - tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực quản lý tự động của Mỹ đã đưa hệ thống quản lý năng lượng gia đình EnergyHub vào danh mục sản phẩm của mình. EnergyHub, một công ty quản lý năng lượng gia đình, gần đây thông báo rằng sẽ cung cấp công nghệ cho tập đoàn Honeywell bao gồm danh mục các giải pháp quản lý năng lượng của công ty.
-
Sân bay quốc tế Denver không chỉ là một trong số những sân bay đẹp nhất thế giới mà nó còn nổi tiếng vì bãi đỗ xe "xanh".
-
Ngày 01/11, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã khởi động sáng kiến “30 giải pháp trong 30 ngày” nhằm kêu gọi thế giới hành động chống biến đổi khí hậu.
Sáng kiến trên được đưa ra trước thềm Hội nghị cấp cao Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, dự kiến diễn ra tại thành phố Cancun, Mexico từ ngày 29/11 đến ngày 10/12 tới.
-
Nguồn năng lượng tái tạo chiếm đến ¼ công suất tiêu thụ năng lượng trên toàn thế giới và cung ứng 18% nguồn điện năng cho cả hành tinh trong năm 2009. Tại một số quốc gia, năng lượng tái tạo chiếm một phần quan trọng trong tổng số năng lượng cung cấp, bao gồm cả nhiệt năng và giao thông. Số hộ dân trên thế giới sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời cũng ngày một tăng, ước tính khoảng 70 triệu hộ. Nguồn vốn đầu tư cho năng lượng tái tạo trong năm 2008 và 2009 chiếm hơn một nửa tổng số tiền đầu tư cho việc tạo ra các nguồn năng lượng mới trên toàn cầu.
-
IPT (Induction Power Transfer) là tên của hệ thống nạp điện không dây cho ô tô điện đầu tiên được đưa ra thị trường. Công ty HaloIPT (một công ty chuyên phát triển công nghệ khởi động ở Anh) đã giới thiệu hệ thống này tại thành phố Luân Đôn. Đây là sản phẩm trí tuệ dựa trên một nguyên lý được phát hiện từ thập niên 80s, mong muốn sử dụng cảm ứng điện từ để điện khí hóa đường cao tốc M25 ở Anh.
-
Với sự tham gia ngày càng nhiều của thiết bị thông minh vào hệ thống mạng, các nhà khai thác mạng cần phải giảm thiểu lượng điện năng tiêu thụ và phải xử lý hiệu quả lượng tải tín hiệu ngày càng tăng, trong khi vẫn phải đảm bảo trải nghiệm người dùng được duy trì ở mức cao nhất” -
-
Nước uống là một nhu cầu thiết yếu của con người. Đặc biệt là tại các khu vực bị thảm họa hay vùng sâu vùng xa, nhu cầu về một nguồn nước uống càng trở nên bức thiết. Vì vậy, mới đây các nhà nghiên cứu đến từ phòng thí nghiệm Field & Space Robotics thuộc MIT đã thiết kế một hệ thống khử muối bằng năng lượng mặt trời nhỏ gọn, giá cả phải chăng và dễ dàng thiết lập để đem nguồn nước uống đến mọi người dân gặp khó khăn trên toàn thế giới.
-
Có khoảng 1.5 tỷ người, tương đương 1/5 dân số thế giới sống thiếu điện, và khỏang hơn 1 tỷ người sống ở những nơi không có nguồn cung điện ổn định. Trong số đó, 85% sống ở nông thôn và vùng sâu vùng xa. Liên hiệp quốc ước tính phải chi 35 đến 40 tỷ USD mỗi năm từ nay đến năm 2030 để mọi người trên hành tinh này có thể nấu ăn, sưởi ấm, chiếu sáng, và sử dụng năng lượng vào các mục đích như học tập, sinh hoạt.
-
Dự án này được đưa ra dựa trên một nghiên cứu tiền khả thi do tổ chức Clinton Climate Initiative thực hiện. Nhiệm vụ của tập đoàn Fluor là phát triển một kế hoạch lý thuyết tổng thể để công bố tại Hội nghị các nhà đầu tư công viên năng lượng mặt trời Nam Phi sẽ được tổ chức tại tỉnh Northern Cape vào ngày 28,29 tháng 10.