-
SunEdison, một chi nhánh của tập đoàn MEMC Electronic Materials, đã triển khai một dự án phát triển và xây dựng nhà máy năng lượng điện mặt trời ở Đông Bắc I-ta-li-a, gần thị trấn Rovigo. Nhà máy này có công suất 72 Megawatt (MW). Đây sẽ là nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất ở châu Âu
-
Cuối tháng 6 năm nay, đội xe sử dụng năng lượng thay thế của FedEx sẽ có 1.869 chiếc hoạt động trên toàn thế giới, góp phần làm đa dạng hoá và mở rộng thị trường xe sử dụng năng lượng điện và xe hybrid trên toàn cầu. Ngoài chín chiếc xe chạy hoàn toàn bằng điện sẽ hoạt động tai Los Angeles và Pa-ri, FedEx cũng đã đầu tư thêm mười chiếc xe chạy một nửa bằng điện vào đội xe ở bang California, có trụ sở tại Oakland
-
Những máy ATM dùng năng lượng mặt trời sẽ tiêu thụ dưới 100watt, hơn nữa chúng không cần làm mát, như vậy những máy ATM này sẽ chỉ cần 72 đơn vị điện 1 tháng. Điều này sẽ giúp tiết kiệm 1728 đơn vị điện 1 tháng, tương đương 2639 USD mỗi năm
-
Theo một thống kế mới đây, Trung Quốc đã chính thức vượt qua Mỹ trong năm 2009, trở thành nước dành nhiều đầu tư nhất cho công nghệ sử dụng năng lượng sạch.
-
Công ty cổ phần Du thuyền Đông Dương vừa phối hợp với một số cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh lắp đặt thử nghiệm hệ thống pin thu năng lượng mặt trời tại làng chài Vông Viêng trên Vịnh Hạ Long.
-
Ngày 9/3, Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI) đã khánh thành và đưa vào sử dụng công trình sản xuất điện từ biogas bằng công nghệ hiện đại nhất thế giới, tại Xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
-
EADS Astrium - một công ty nghiên cứu không gian lớn nhất Châu Âu đang tìm kiếm đối tác để cùng tiến hành thí nghiệm trạm điện năng lượng mặt trời không gian trên quỹ đạo.
-
Một công ty thiết bị viễn thông của Ấn Độ đang triển khai các trạm thu phát sóng di động sử dụng 50 watts từ nguồn năng lượng mặt trời.
-
Trung tâm Vật liệu và Môi trường khắc nghiệt (Viện Cơ học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) vừa hoàn thành nghiên cứu thiết bị chiếu sáng sử dụng năng lượng mặt trời (NLMT) phục vụ cho những vùng nuôi trồng thủy sản mà hiện nay chủ yếu dùng điện xoay chiều 220V, đòi hỏi dây dẫn điện khá dài, dễ mất an toàn.
-
Các bộ tụ bù được sử dụng rộng rãi, được coi là giải pháp chủ yếu trong việc nâng cao hệ số công suất cosφ của tải, làm giảm công suất phản kháng, giảm tổn thất công suất, nâng cao chất lượng điện áp và nâng cao khả năng truyền tải của hệ thống điện.Vì thế ngành điện quy định giá trị cosφtiêu chuẩn ≥ 0,85.
-
Từ đầu 2008, trước thực trạng năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt và đắt đỏ, Sở Khoa học & Công nghệ TPHCM và Khoa công nghệ & Quản lý môi trường (ĐH Văn Lang) đã phối hợp nghiên cứu khả năng sinh khí sinh học từ hỗn hợp chất thải rắn (CTR) hữu cơ và đã ứng dùng thành công khi sử dụng làm nhiên liệu phát điện.
-
Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc (KEPCO) đã sản xuất thành công thiết bị sạc pin siêu tốc cho xe điện. Thời gian nạp pin chỉ mất 20 phút. KEPCO đang hợp tác với các hãng ô tô Hyundai và Kia để phát triển loại xe chạy hoàn toàn bằng điện.
-
Máy phát điện chạy bằng sức gió, hiện giá thành vẫn quá cao, hoạt động thiếu ổn định và hiệu suất khai thác thấp. Hơn nữa, tuabin có cánh quạt được nối với thiết bị phát điện thông qua một hộp số. Do được lắp đắt chủ yếu ở ngoài biển, trong điều kiện thời tiết xấu, hệ thống máy phát điện này rất dễ bị hư hại và việc khắc phục chúng rất tốn kém, chưa thể được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống.
-
Viện nghiên cứu quốc tế RIT vừa phát triển loại đèn chiếu sáng thông minh với các sợi nano, tiết kiệm năng lượng năm lần so với đèn thông thường và không chứa thủy ngân như đèn huỳnh quang.
-
Những chiếc bếp hoạt động nhờ nhiệt từ mặt trời có thể làm thay đổi cuộc sống của người dân tại những nước nghèo.
-
Bên cạnh những nguồn năng lượng quen thuộc từ gió, mặt trời, sinh học, thủy triều...các nhà khoa học đang hé mở thêm những nguồn năng lượng mới để thay thế như: năng lượng từ chất thải, đá nóng, nước biển hay thậm chí là mặt trăng.
-
Ba chàng kính cận lớp 11 Trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM đã qua mặt các học sinh THPT Nguyễn Thị Minh Khai và THPT Bùi Thị Xuân, ẵm giải nhất trong cuộc thi “Đồng hành cùng năng lượng năm 2009”. Cuộc thi do Công ty Điện lực TP.HCM và Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM phối hợp tổ chức.
-
Nhà máy điện hạt nhân (NMÐHN) đầu tiên được xây dựng từ những năm 50 của thế kỷ trước. Ðến nay, trên thế giới có 435 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động, 53 lò phản ứng đang trong quá trình xây dựng và 299 lò phản ứng đang có kế hoạch xây dựng trong vòng 15 năm tới.
-
Tại TP Phan Thiết (Bình Thuận), đã diễn ra Hội thảo "Ứng dụng và Giới thiệu công nghệ mới tiết kiệm năng lượng (TKNL) của sản phẩm làm lạnh" của Tập đoàn FUJITSU, với sự tham gia của các chuyên gia đến từ Nhật Bản, cùng đại diện các sở, ban, ngành trong tỉnh và các tập đoàn, các công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng sản phẩm TKNL.
-
“Solar Decathlon” do Bộ Năng lượng Mỹ tài trợ là cuộc thi được tổ chức 2 năm 1 lần để trưng bày những thiết kế tiết kiệm năng lượng đầy sáng tạo. Người vào chung kết cuộc thi “Solar Decathlon” sẽ đến Washington D.C nơi họ lắp ráp các căn nhà tiết kiệm năng lượng tại khu National Mall.
-
Sân bay John Lennon ở thành phố Liverpool của Anh sẽ trở thành sân bay đầu tiên trên thế giới ứng dụng công nghệ biến hơi thở của hành khách thành nhiên liệu sinh học, nhằm tiết kiệm chi phí xăng dầu.
-
Một ý tưởng cứ ngỡ như đùa đã được PGS-TS Võ Chí Chính, giảng viên trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng đưa ra cách đây hơn một năm, đang dần trở thành hiện thực khi ông sáng tạo thành công “Hệ thống thiết bị làm lạnh sử dụng năng lượng thác nước và dòng chảy tự nhiên để sản xuất nước đá phục vụ đời sống”.
-
Tuy không đạt được mục tiêu chung, nhưng Hội nghị Copenhagen cũng ký kết được một thỏa thuận khu vực: chia sẻ nguồn năng lượng tái tạo chung. Công việc bắt đầu triển khai từ đầu năm 2010.